463

Tác dụng của việc massage tuyến bờ mi kết hợp với sử dụng Levofloxacin nhỏ tại chỗ để kiểm soát vi khuẩn trên bề mặt nhãn cầu ở những bệnh nhân trước phẫu thuật Phaco.

Tác dụng của việc massage tuyến bờ mi kết hợp với sử dụng Levofloxacin nhỏ tại chỗ để kiểm soát vi khuẩn trên bề mặt nhãn cầu ở những bệnh nhân trước phẫu thuật Phaco.

Shao Dan Zhang a, 1, Jing Na He a, b, 1, Tong Tong Niu a, Shan Shan Liu a, Chiu Yeung Chan c, Chun Yang Ren d, Chi Liu a, Chi Pui Pang b, Yang Qu a, Ruo Xi Li a, Hai Lin Wang a, *

Một nghiên cứu của khoa Mắt thuộc bệnh viện Shenyang, Hongkong nghiên cứu trên 226 mắt của 226 bệnh nhân bình thường và có chỉ định phẫu thuật đục thuỷ tinh thể nhằm so sánh tác dụng của việc massage tuyến bờ mi kết hợp với sử dụng Levofloxacin nhỏ tại chỗ để kiểm soát vi khuẩn trên bề mặt nhãn cầu.

Kháng sinh Levofloxacin 0.5% được nhỏ 4 lần/ ngày trong 2 ngày trước phẫu thuật trên tất cả 226 mắt; trong đó có 91 mắt được massage tuyến bờ mi kèm theo. Trước khi điều trị các bệnh nhân được lấy dịch cùng đồ và dịch tuyến bờ mi nuôi cấy. Kết quả cho thấy cho thấy  có 38,5% chủng vi khuẩn hiếu khí và 11% là chủng vi khuẩn yếm khí trong kết mạc cùng đồ; 38,5% chủng vi khuẩn hiếu khí và 8,8% là chủng vi khuẩn yếm khí tại tuyến bờ mi. Trong đó nhóm vi Staphylococcus epidermidis chiếm đa số trong chủng hiếu khí và Propionibacterium acnes chiếm đa số trong chủng yếm khí ở cả 2 mẫu.

Sau khi nhỏ Levofloxacin và được thử lại cho thấy, chủng vi khuẩn hiếu khí giảm còn 29,6% ở kết mạc cùng đồ và 19.3% ở tuyến bờ mi. Tuy nhiên không thấy có ảnh hưởng lên chủng vi khuẩn yếm khí ở 2 vùng trên (13,3% kết mạc cùng đồ và 10,4% ở tuyến bờ mi). Việc kết hợp massage tuyến bờ mi và nhỏ Levofloxacin cho thấy giảm đáng kể lượng vi khuẩn hiếu khí xuống còn 19,8% ở kết mạc cùng đồ và 11% ở tuyến bờ mi. Ngoài ra đối với chủng vi khuẩn yếm khí có sự giảm mạnh ở tuyến bờ mi (1.1%) .

Kết luận: Mặc dùng tỉ lệ viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật Phaco rất thấp ( từ 0.02% đến 0.97%) nhưng đây là một biến chứng nặng rất sâu sắc đến thị lực của bệnh nhân, trong đó chủng Coagulase-negative staphylococci chiếm phần lớn trong phần lớn trong vi khuẩn hiếu khí, gây ra tình trạng viêm mủ nội nhãn cấp trong khi nhóm Propionibacterium acnes là nhóm vi khuẩn chiếm đa số trong nhóm vi khuẩn yếm khí gây ra viêm mủ nội nhãn muộn. Tuyến bờ mi cho thấy có chứa nhóm vi khuẩn có khả năng gây ra viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật cao. Việc massage tuyến bờ mi cùng với kháng sinh dự phòng tại chỗ levofloxacin cho thấy có tác động rõ rệt lên chủng vi khuẩn tại bề mặt trước phẫu thuật và có khả năng dự phòng viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật phaco. © 2017 Elsevier Inc. All rights reserved.

Link: http://dx.doi.org/10.1016/j.jtos.2017.09.001