KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

 

    1.  

 

  1. Quá trình hình thành và phát riển của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Ngày thành lập

Tiền thân là tổ Tiếp liệu thanh trùng trực thuộc Khoa Phẫu thuật gây mê và Hồi sức: Ngày 02 tháng 10 năm 2008, Quyết định thành lập Khoa Chống Nhiễm Khuẩn theo Số 76/QĐ-TC/TTM.

Ngày 26 tháng 12 năm 2011, Quyết định đổi tên Khoa Chống Nhiễm Khuẩn thành Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn theo Số: 183/ QĐ-BVM.

Các trưởng khoa tiền nhiệm

  1. Trang Thanh Nghiệp
  2. Nguyễn Hữu Phúc
  3. Lương Thư Hà

Lãnh đạo khoa phòng hiện nay

Trưởng khoa: BS.CKII. Hoàng Đình Thuần

Phó trưởng khoa: DS. CKI. Tô Văn Minh

Điều dưỡng trưởng khoa: CNĐD. Trần Thị Ánh Phượng

Tổng số nhân sự khoa hiện nay: gồm 14 nhân viên, trong đó có 1 bác sĩ, 1 dược sĩ, 2 cử nhân điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên, 1 cử nhân Y tế Công cộng, 3 điều dưỡng cao đẳng, 1 điều dưỡng trung cấp, 3 Y công.

  1. Thành tựu nổi bật

Khởi thủy từ 1 bộ phận nhỏ lồng ghép với khoa PT-GMHS đến năm 1997 khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn đã chính thức thành lập, nhằm mục đích phục vụ công tác KSNK hiệu quả và an toàn hơn. Qua 25 năm hoạt động Khoa đã có những thành tựu nổi bật sau:

Công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn:

Vào thời điểm thành lập khoa năm 1997, cơ sở vật chất chỉ bao gồm khu nhà giặt là 1 phòng nhỏ không có kho lưu trữ đồ vải và 1 phòng thanh trùng gồm 2 lò hấp ướt 200L. Đến nay, khoa KSNK đã cải tạo và thành lập đơn vị tiệt khuẩn trung tâm với nhiều trang thiết bị chuyên dụng hiện đại cho khử khuẩn-tiệt khuẩn bao gồm: 1 máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp Sterrad 100S, 2 lò hấp ướt lớn, 2 máy sấy khô, 1 máy rửa bằng sóng siêu âm, 1 máy hấp ướt nhỏ, 2 máy dập và 1 máy ép bao túi.

Công tác giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn:

Song song với việc đẩy mạnh công tác tiệt khuẩn khử khuẩn, Khoa chú trọng triển khai công tác giám sát KSNK trên toàn Bệnh Viện. Công tác giám sát được tiến hành chặt chẽ với những biểu mẫu bám sát theo yêu cầu của Bộ, Sở Y tế. Khoa đã triển khai giám sát các quy trình KSNK. Đẩy mạnh công tác KSNK tại phòng mổ: Tăng cường theo dõi, giám sát môi trường không khí trong phòng mổ, môi trường nước của phòng mổ và của Bệnh viện, cấy vi sinh dụng cụ phẫu thuật vô trùng, cấy vi sinh bàn tay của y-bác sĩ trong kíp phẫu thuật. Tình hình kháng sinh được chú trọng và theo dõi chặt chẽ, kịp thời báo cáo cấp lãnh đạo và các khoa Lâm sàng để có biện pháp cách ly và sử dụng kháng sinh hợp lý.

Công tác đào tạo- nghiên cứu khoa học- truyền thông

Tổ chức các lớp tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên toàn bệnh viện. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn tiến phức tạp. Nội dung tập huấn: Cách sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; các nguyên tắc phòng ngừa chuẩn; xử lý dụng cụ y tế sơ bộ; thu gom và vận chuyển đồ vải; quản lý rác thải y tế; vệ sinh môi trường bệnh viện; vệ sinh tay.

Tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; Rà soát và cập nhật lại các quy trình trong công tác KSNK theo thông tư mới của Bộ Y Tế; Xây dựng các quy trình phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế.

  1. Định hướng phát triển của khoa

Xây dựng đơn vị khử khuẩn-tiệt khuẩn của khoa KSNK thành đơn vị tiệt khuẩn trung tâm hiện đại-CSSD theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tăng cường công tác giám sát các quy trình KSNK trên toàn viện, trong đó trọng điểm là tại phòng mổ. Tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, đặc biệt tại phòng mổ nhằm nâng cao an toàn phẫu thuật cho bệnh nhân.

  1. Cập nhật hình ảnh của khoa

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

Tổ chức nhân sự gồm: 12 CNVC Trưởng khoa tiền nhiệm: Trang Thanh Nghiệp BS. Nguyễn Hữu Phúc BS. Lương Thư Hà 01 Bác...