108 Bài viết
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA/ PHÒNG:
Bệnh viện Mắt TP HCM đã ra quyết định số151/QĐ-TC/TTM ngày 10/1/2001 thành lập khoa khúc xạ.
Các trưởng khoa kể từ khi thành lập:
PGS.TS.BS. Trần Hải Yến
BS.CKII. Phan Hồng Mai
Khoa khúc xạ hiện có 60 nhân sự với 1 trưởng khoa, 1 phó trưởng khoa, 13 phẫu thuật viên, 02 cử nhân khúc xạ, 01 cử nhân tâm lý, 13 kỹ thuật viên khúc xạ, 18 điều dưỡng, 11 nhân viên khác.
Giữ vững vị trí tiên phong trong công tác chuyên môn.
Chuyên nghiệp hóa công tác dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.
Tiếp tục công tác đào tạo, cung cấp nhân lực cho mạng lưới chăm sóc mắt ban đầu ở tuyến cơ sở.
II. CÁC THÀNH TỰU NỔI BẬT TẠI KHOA PHÒNG:
1. VỀ CHUYÊN MÔN:
Từ năm 2000 đến nay: Lasik cơ bản với nhiều thế hệ máy Laserexcimer như Technolas 217C, Technolas 217Z, Ladarvision 4000, Ladarvision 6000, Allegretto, Mel 80, Amaris 1050, Mel 90
Đã trang bị 02 máy tạo vạt bằng tia Laser Femtosecond – VisuMax
Trong năm 2011: Ứng dụng Femtosecond Laser trong phẫu thuật khúc xạ.
Trong năm 2012: ứng dụng phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng SMILE.
Trong năm 2014: ứng dụng kỹ thuật mới: Phương pháp điều trị tật khúc xạ dùng kính tiếp xúc chỉnh hình giác mạc – ortho K – của hãng Paragon, Fargo.
Trong năm 2015: ứng dụng kỹ thuật mới: phương pháp dùng kính tiếp xúc chỉnh hình giác mạc – ortho K – của hãng Seed,
Trong năm 2017: ứng dụng kỹ thuật mới: ứng dụng phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp Laser không chạm “ SmartSurfACE; phương pháp dùng kính tiếp xúc điều trị giác mạc chóp; loạn thị, lão thị, kính tiếp xúc phi cầu – AS Luna - của hãng Seed.
Từ ngày thành lập đến nay, khoa đã khám và phẫu thuật cho nhiều chục ngàn bệnh nhân bằng phương pháp LASIK và phẫu thuật cho trên 15.000 bệnh nhân bằng phương pháp mới sử dụng Laser Femtosecond và hơn 600 bệnh nhân bằng phương pháp SMILE, tỉ lệ các biến chứng trong phẫu thuật thấp hơn tỉ lệ cho phép nhiều lần.
2. VỀ ĐÀO TẠO:
Là cơ sở đào tạo và thực hành cho các bác sĩ : sinh viên làm luận án tốt nghiệp, chuyên khoa I, chuyên khoa II, sinh viên cao học, nghiên cứu sinh và đào tạo phẫu thuật viên khúc xạ.
Là cơ sở đào tạo và thực hành cho các sinh viên ngành khúc xạ nhãn khoa từ các đại học hàng đầu châu lục: Đại học New South Wales (Australia), Đại học Salus (American), Đại học Segi (Malaysia), sinh viên ngành mài lắp kính: Đại học RMIT (Australia).
Khoa Khúc Xạ giữ vai trò chính trong giảng dạy lý thuyết và thực hành các khóa đào tạo KTV khúc xạ, KTV mài lắp kính, khúc xạ dành cho bác sĩ nhãn khoa.
Từ năm 2010 đến nay, kết hợp với tổ chức Brien Holden Vision Institute (BHVI) – phối hợp tổ chức các khóa kỹ thuật viên khúc xạ, khóa kỹ thuật viên mài kính để phục vụ cho các tuyến cơ sở trong công tác phòng chống mù lòa do tật khúc xạ.
Từ năm 2012 đến nay khoa đã cùng với tổ chức BHVI tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về phương pháp sư phạm cho giảng viên khúc xạ.
Từ năm 2013, khoa đã cùng với tổ chức BHVI tổ chức khóa đào tạo KTV khúc xạ chuyên biệt trong công tác khám Khiếm thị (Low vision)
Phối hợp với các công ty PARAGON, FARGO và SEED, tổ chức nhiều hội thảo về kính tiếc xúc chỉnh hình giác mạc và các chuyên đề liên quan đến kính tiếp xúc.
Đi đầu trong công tác hợp tác quốc tế về đào tạo tạo khúc xạ, khoa đã cùng với bệnh viện hợp tác với các tổ chức phi chính phủ: Eye Care Foundation (Hà Lan) và Brien Holden Vision Institute - Úc liên kết để xây dựng chương trình chương trình đào tạo cử nhân ngành khúc xạ nhãn khoa 4 năm.
Từ năm 2014 khoa đã nỗ lực hết mình để làm việc và hợp tác quốc tế với tổ chúc BHVI (Úc) trong việc thành lập bô môn khúc xạ đầu tiên tại Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch và đã khai giảng được 4 khóa cử nhân ngành khúc xạ nhãn khoa.
Mỗi năm khoa đều có đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học mới, chuyên sâu và mở rộng đa dạng trong nhiều lãnh vực: chuyên môn, quản lý và chất lượng cuộc sống.
Đi đúng hướng và trào lưu về chăm sóc y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cụ thể là chương trình Tầm nhìn Thị giác 2020 - “Vision 2020”.
3. VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG:
Đào tạo kỹ thuật viên khúc xạ và kỹ thuật viên mài kính để phục vụ cho công tác chăm sóc mắt ban đầu tại tuyến quận huyện qua chương trình hợp tác với tổ chức ECF-Eye Care Foudation (Hà Lan) và BHVI - Brien Holden Vision Institute (Úc) (trước đây là tổ chức ICEE).
Tham gia giáo dục truyền thông sức khỏe qua câu lạc bộ khúc xạ, phòng thông tin tuyên truyền của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, T4G, T3G, T2G, qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện như báo viết, báo hình, báo tiếng.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI:
Giữ vững vị trí tiên phong trong công tác chuyên môn.
Chuyên nghiệp hóa công tác dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.
Tiếp tục công tác đào tạo, cung cấp nhân lực cho mạng lưới chăm sóc mắt ban đầu ở tuyến cơ sở.
Phấn đấu thành trung tâm đào tạo phẫu thuật viên khúc xạ cho cả nước.
Thực hiện công tác hỗ trợ, cố vấn chuyên môn, định hướng phát triển cho các cơ sở khác để ngành khúc xạ Việt nam phát triển đồng đều, toàn diện, thống nhất và mạnh mẽ.
Thực hiện kỹ thuật Crosslinking trong điều trị bệnh giác mạc chóp.
Thực hiện kỹ thuật LASIK Extra trong điều trị cận và cận loạn thị có cơ sinh học giác mạc yếu.
Hoàn thiện phẫu thuật SMILE và nhân rộng phẫu thuật này để khẳng định vị thế của Khoa Khúc xạ Bệnh viện Mắt TP.HCM.