1. Đủ năng lượng: 03 bữa/ngày ( sáng, trưa, chiều), không bỏ bữa và nên ăn thêm bữa phụ giữa giờ (sữa, sữa chua, hoa quả …).
- Bổ sung đạm (protein): có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ (5-6 phần đạm/ngày) Mỗi phần tương đương 40g thịt/cá/ tôm, 1 quả trứng gà/vịt, 1 bìa đậu phụ, 1 ly sữa. Nên sử dụng cả đạm động vật và đạm thực vật.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: ăn nhiều thực phẩm có Vitamin A (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải…); rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi…); thực phẩm nhiều kẽm và Selen (các loại ngũ cốc, hào, sò, thịt heo bò …); thực phẩm giàu omega-3 (cá và các loại hải sản, ít nhất 2 lần mỗi tuần)
- Bổ sung các loại rau, củ nhiều tinh dầu: hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm (bạc hà, kinh giới, tía tô …); có thể uống viên tinh dầu tỏi, nước gừng ấm, nước chanh sả ấm.
- Các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm (sữa nước, sữa bột …): khoảng 2 ly sữa/ngày (360ml/ngày)
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm: ³ 1,5 lít/ngày. Uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày, không đợi cảm giác khát mới uống.
- Không ăn kiêng, ăn đa dạng nhiều thực phẩm: đa dạng các loại thực phẩm, màu sắc và dinh dưỡng phong phú, không dưới 15 loại thực phẩm mỗi ngày.
- Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên. Hạn chế bia rượu, thuốc lá.
- Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao; đeo khẩu trang, vệ sinh tay và không tập trung nơi đông người.