1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ virus gây viêm gan. Đây được coi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, WHO ước tính rằng 257 triệu người trên toàn thế giới mắc phải viêm gan B và gây ra gần 887.000 ca tử vong mỗi năm.
Người mắc bệnh viêm gan B dù đã khỏi bệnh cũng không được hiến máu
Virus viêm gan B có trong chất dịch sinh học của cơ thể người mắc bệnh như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc nước bọt. Do đó, bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, tiếp xúc với máu, lây truyền từ mẹ sang con khi sinh nở hoặc do dùng chung đồ dùng cá nhân trong gia đình (dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…). Ở 90% số người nhiễm virus, bệnh không có triệu chứng. Nhưng khi bệnh biểu hiện và chuyển sang mạn tính có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan, đây là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Các triệu chứng của bệnh viêm gan B là chán ăn, đau vùng gan, buồn nôn hoặc thậm chí là vàng da. Viêm gan B có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu đơn giản do bác sĩ chỉ định.
2. Kháng thể viêm gan B (Anti-HBS) được tạo ra như thế nào?
Anti-HBS là kháng thể do cơ thể tạo ra để chống lại kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBSAg) sau khi tiếp xúc với virus viêm gan B. Khi kháng thể anti-HBS có trong máu và kháng nguyên HBS giảm đi, bệnh nhân được coi là đã khỏi bệnh. Khi đó người bệnh không thể lây nhiễm virus cho người khác và đồng thời được bảo vệ khỏi bị lây nhiễm trong tương lai.
Kháng thể anti-HBS có trong máu sau khi tiếp xúc với virus viêm gan B
Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, có một khoảng thời gian, trong đó cả HBsAg và anti-HBS đều không đo được. Giai đoạn này có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Các xét nghiệm khác như anti-HBC IgM có thể được áp dụng trong thời gian này. Trong 5 đến 30% cá nhân, có sự hiện diện đồng thời nhưng bất thường của HBsAg và anti-HBS. Trong những trường hợp này, kháng thể không thể vô hiệu hóa virus đang lưu hành. Những cá nhân này là người mang virus dễ lây lan.
Ngoài việc tiếp xúc với virus, các kháng thể kháng viêm gan B cũng có thể có thông qua tiêm chủng hiệu quả, được thực hiện theo nhiều bước. Vì vậy, việc kiểm tra liều lượng kháng thể anti-HBS giúp xác minh hiệu quả của việc tiêm phòng hoặc theo dõi diễn biến của nhiễm trùng và sự phục hồi của nó.
3. Các chỉ số kháng thể viêm gan B
Việc tìm kiếm kháng thể anti-HBS được thực hiện thông qua xét nghiệm máu. Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra xem vắc xin viêm gan B có còn hiệu quả hay không hoặc đây là một phần của quá trình theo dõi bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan B. Sau khi thực hiện xét nghiệm, các chỉ số kháng thể viêm gan B có thể là:
-
Một người được coi là miễn dịch với bệnh viêm gan B nếu kết quả xét nghiệm của họ cho thấy có sự hiện diện trong huyết thanh với chỉ số kháng thể viêm gan B ở nồng độ lớn hơn 100 IU/l.
-
Kết quả anti-HBS dương tính phù hợp với tình trạng nhiễm HBV trước đó. Chỉ số kháng thể viêm gan B cho kết quả lớn hơn 10 IU/L cũng xuất hiện trong khoảng thời gian từ một đến sáu tháng sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B thành công.
-
Nếu kháng thể kháng HBS nhỏ hơn 10 IU/l, xét nghiệm có thể được sử dụng để xác định những người không được bảo vệ chống lại bệnh viêm gan B cho mục đích tiêm chủng, do đó có thể tiêm một đến ba mũi bổ sung.
4. Các chỉ số được tìm thấy khi nhiễm virus viêm gan B
Huyết thanh học viêm gan B bao gồm xét nghiệm một số dấu hiệu quan trọng của nhiễm virus viêm gan B:
-
Kháng nguyên HBS (ký hiệu là HBsAg) là một kháng nguyên có trên bề mặt của virus viêm gan B. Việc phát hiện nó trong máu cho thấy sự hiện diện của nhiễm virus, ngay cả trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.
-
Kháng thể kháng HBS (ký hiệu là anti-HBS) được cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với kháng nguyên HBS. Sự tiếp xúc này có thể có hai loại: tiếp xúc với virus viêm gan B trong quá trình nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với kháng nguyên HBS tái tổ hợp có trong vắc-xin viêm gan B.
-
Kháng thể kháng HBC (ký hiệu là anti-HBC) được cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với kháng nguyên HBC (protein của virus viêm gan B, không phát hiện được trong máu). Việc phát hiện kháng thể kháng HBC cho thấy đã tiếp xúc với virus viêm gan B vì vắc xin không chứa kháng nguyên này.
-
Kháng nguyên HBE (ký hiệu là HBeAg) là một loại protein của virus viêm gan B, không có trong vắc xin phòng viêm gan B. Do đó, việc phát hiện ra nó cho thấy sự hiện diện của virus trong cơ thể.
-
Kháng thể kháng HBE (ký hiệu là anti-HBeAg).
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán viêm gan B
Ngoài huyết thanh học, xét nghiệm DNA của virus có thể được thực hiện bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Xét nghiệm rất nhạy cảm này giúp định lượng virus, đánh giá mức độ lây nhiễm và theo dõi hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng virus.
5. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh viêm gan B?
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng ngừa chính đối với bệnh viêm gan B. Một số biện pháp khác ngăn chặn sự lây truyền virus viêm gan B là:
-
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
-
Không dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân có thể là nguyên nhân gây đứt tay hoặc chảy máu (dao cạo râu, bấm móng tay,…).
-
Không trao đổi thiết bị tiêm trong trường hợp sử dụng ma túy (ống tiêm, kim tiêm, bông, thìa,…).
-
Thực hiện một hình xăm hoặc xỏ lỗ bằng thiết bị vô trùng hoặc sử dụng một lần.
Phòng ngừa viêm gan B bằng vắc xin