435

Những vấn đề sức khỏe toàn cầu đặt ra trong năm 2021

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên toàn thế giới. Các dịch vụ y tế trên toàn cầu đang phải vật lộn để đối mặt với COVID-19 và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Mặt khác, đại dịch đe dọa sẽ cản trở các tiến bộ về sức khỏe toàn cầu đã đạt được trong 2 thập kỷ qua – như việc chống lại các bệnh truyền nhiễm và cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em., … Năm 2021, một số vấn đề sức khỏe toàn cầu đã được đặt ra để ứng phó tốt hơn với đại dịch và chăm sóc sức khỏe người dân.
? Đoàn kết toàn cầu vì an ninh y tế trên toàn thế giới
WHO sẽ làm việc với các quốc gia để cải thiện khả năng sẵn sàng đối phó với đại dịch và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe. Nhưng để điều này có hiệu quả, WHO sẽ đảm bảo rằng các quốc gia làm việc cùng nhau. Hơn hết, đại dịch này một lần nữa đã cho chúng ta thấy rằng không ai được an toàn cho đến khi hết dịch.
? Tăng tốc độ phổ cập xét nghiệm, thuốc và vắc-xin ngừa COVID-19
WHO ưu tiên hàng đầu vào năm 2021 sẽ là tiếp tục tiến độ công việc trên 4 trụ cột của ACT-Accelerator (ACT – Accelerator là một chương trình hợp tác toàn cầu mới mang tính đột phá nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển và phân phối công bằng vắc-xin, phương pháp chẩn đoán và trị liệu nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 ở tất cả các quốc gia bất kể mức thu nhập), nhằm cung cấp quyền tiếp cận công bằng với vắc-xin, xét nghiệm và các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, đồng thời đảm bảo hệ thống y tế đủ mạnh để cung cấp chúng. Cung cấp các công cụ hữu hiệu cho tất cả những người cần chúng sẽ là chìa khóa để chấm dứt giai đoạn cấp bách đầu tiên này của đại dịch và giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe mà nó đã gây ra.
Các mục tiêu của ACT-Accelerator vào năm 2021 bao gồm: Phân phối 2 tỷ liều vắc- xin; 245 triệu lần điều trị; xét nghiệm cho 500 triệu người ở các nước thu nhập thấp và trung bình; và củng cố các hệ thống y tế cần thiết để hỗ trợ họ.
? Tái khởi động các nỗ lực giải quyết các bệnh truyền nhiễm
Trong những thập kỷ gần đây, WHO và các đối tác đã hết sức nỗ lực để chấm dứt tai họa của bệnh bại liệt, HIV, bệnh lao và sốt rét, ngăn chặn các dịch bệnh như sởi và sốt vàng da. COVID-19 đã làm trì trệ phần lớn công cuộc này vào năm 2020. Vì vậy, vào năm 2021, WHO sẽ giúp các quốc gia tiêm vắc-xin phòng bệnh bại liệt và các bệnh khác cho những người không được tiêm chủng trong đại dịch; nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận với vắc-xin HPV như một phần của nỗ lực toàn cầu mới nhằm chấm dứt bệnh ung thư cổ tử cung.
WHO sẽ làm việc với các đối tác để thực hiện lộ trình 10 năm mới cho các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs), với các mục tiêu và cột mốc toàn cầu nhằm ngăn chặn, kiểm soát, loại trừ 20 loại NTDs; tăng cường các nỗ lực để chấm dứt AIDS, bệnh lao và sốt rét và loại bỏ bệnh viêm gan virus vào năm 2030.
? Chống kháng thuốc
Những nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt các bệnh truyền nhiễm sẽ chỉ thành công nếu chúng ta có các loại thuốc hiệu quả để điều trị chúng. Vì vậy, điều quan trọng là phải tiếp tục công việc mà WHO đã và đang thực hiện với các đối tác và tổ chức liên quan trong tất cả các lĩnh vực để bảo vệ các loại thuốc kháng sinh. WHO sẽ cải thiện hơn nữa việc giám sát toàn cầu và tiếp tục hỗ trợ các kế hoạch hành động quốc gia, đảm bảo rằng chủ đề “kháng kháng sinh” sẽ được đưa vào các kế hoạch tăng cường hệ thống y tế và chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế.
? Ngăn ngừa và điều trị bệnh không lây nhiễm (BKLN) và các tình trạng sức khỏe tâm thần
Năm 2020, chúng ta đã thấy những người mắc BKLN đặc biệt dễ bị tổn thương đối với COVID-19 và nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng những chương trình tầm soát và điều trị các bệnh như ung thư, tiểu đường và bệnh tim đều có thể được tiếp cận bởi bất cứ ai cần chúng. Đây sẽ là trọng tâm chính vào năm 2021, cùng với Hiệp định Đái tháo đường Toàn cầu mới và chiến dịch giúp 100 triệu người bỏ thuốc lá.
Tác động tàn phá của đại dịch và hậu quả là các lệnh đóng cửa, mất an ninh kinh tế, nỗi sợ hãi và sự chênh vênh của sức khỏe tâm thần của mọi người trên toàn thế giới. Vào năm 2021, WHO sẽ hỗ trợ các nỗ lực mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cộng đồng và cho những người sống ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc thiên tai.
[Nguồn: suckhoedoisong.vn]