Truớc đó, ngày 28/3/2011, bệnh nhân nhập viện với tình trạng mắt trái mờ dần, bệnh nhân có nhỏ thuốc nhưng không giảm. Qua khám sinh hiển vi và chụp hình đáy mắt màu, thấy hình ảnh ký sinh trùng (ấu trùng giun) trong pha lê thể trước hoàng điểm. Bệnh nhân khai, cách đây hai tuần, có ăn ốc bươu vàng tái chanh.
(Hình chụp đáy mắt màu với hình ảnh ký sinh trùng trong pha lê thể)
Theo phân loại ký sinh trung giun sán thì đây là loài giun tròn. Ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis nhiễm cho người do nhiễm tình cờ qua nhiều phương thức khác nhau, bình thường chúng ta hay gặp ký sinh trên chuột. Nhiễm giun do ăn phải các loại nhuyễn thể hoặc ốc nước ngọt xử lý, chưa nấu chín và đó cũng là các vật chủ trung gian chủ yếu của loài KST này hoặc các loại rau xanh nhiễm ấu trùng trong chất nhờn của các con ốc, con sên hoặc các sinh vật dẹp bám dính trên đất. Ấu trùng di chuyển đến màng não, ký sinh và gây bệnh và có thể phát hiện được trong dịch não tủy. Chúng di hành trong nhu mô não, đôi khi đến mắt, nơi đó chúng tăng lên và gây phản ứng viêm cấp. Màng não có thể biểu hiện các tổn thương và xuất hiện triệu chứng màng não hoặc vỏ não, các triệu chứng, biến chứng đó liên quan đến các ổ abces tăng nhiễm eosin, xuất huyết và vệt giun chứa các tinh thể Charcot-Leyden xung quanh mô hoặc nốt giun đóng kén chết bên trong. Khi giun gần trưởng thành, chúng di chuyển đến các nhánh động mạch phổi.
Cách đây hai năm, các Bác sỹ Bệnh viện Mắt cũng đã phẫu thuật gắp một con ấu trùng sán dải heo dài 5 cm ở mắt một bệnh nhân có tiền căn thường xuyên ăn nem chua sống.