2613

CÁC THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ TẬT KHÚC XẠ

1. Thưa BS, chúng ta ngầm hiểu cận là gần và cận thị là nhìn gần. Còn về chuyên môn Cận thị là gì? BS có thể giải thích cụ thể để bạn đọc hiểu rõ hơn không?

Trả lời:

Eyes For Life: Patient Education - Correcting Common Refractive Errors
REFRACTIVE ERRORS – TẬT KHÚC XẠ

Mắt người được ví như máy ảnh, hình ảnh rõ nét khi ảnh của vật hội tụ ở võng mạc. Nếu hình ảnh hội tụ trước võng mạc được gọi là cận thị.

Tật khúc xạ là tình trạng mà hình ảnh của vật không hội tụ đúng trên võng mạc.Tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị. Loạn thị có thể phối hợp với cận hoặc viễn thị mà người ta thường gọi là cận loạn hoặc viễn loạn. Trong các loại tật khúc xạ nêu trên thì cận thị là phổ biến nhất. Cận thị xảy ra khi hình ảnh của vật hội tụ phía trước của võng mạc.

Khi đưa vật lại gần mắt thì ảnh sẽ lùi về sau. Khi ảnh lùi về đúng võng mạc thì bệnh nhân nhìn rõ. Do vậy, mắt cận thị chỉ nhìn rõ khi vật gần mắt.

❓BẠN BIẾT GÌ VỀ LOẠN THỊ?❓

2. Do điều kiện học tập, các em phải dành nhiều thời gian trong ngày để nhìn đọc nên thị lực bị ảnh hưởng như lời BS vừa giải thích. Theo nhận định của BS thì tình trạng cận thị học đường hiện nay diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Có 02 yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và gia tăng của cận thị đó là: yếu tố di truyền, yếu tố môi trường. Theo một nghiên cứu ở học sinh đầu cấp hai tại nội và ngoại thành của TP. HCM thì tỉ lệ các em bị cận thị ở cùng cấp lớp của các em ở nội thành cao hơn ở ngoại thành và ngay trong nội thành thì tỉ lệ cận thị của các em ở lớp chuyên sẽ cao hơn các em ở lớp thường.Điều này nói lên là: thời gian và cường độ làm việc gần có ảnh hưởng đáng kể đến việc xuất hiện và gia tăng cận thị. Cũng theo lý luận trên thì trong điều kiện của xã hội hiện đại khi các em dành nhiều thời gian cho học tập và học thêm cộng với việc giải trí là: xem phim và chơi game nhưng ít có các hoạt động ngoài trời. Điều này là những yếu tố môi trường tác động không nhỏ lên hệ thống thị giác.Những hoạt động thị giác nhìn gần càng căng thẳng, kéo dài thiếu nghỉ ngơi có thể làm cận thị xuất hiện và phát triển.

3. Tâm lý của các em là thích đọc sách, báo, xem TV, chơi game với nhiều thời gian trong ngày, nếu các bậc phụ huynh không can thiệp. Vậy có phải do khi còn nhỏ thường xuyên nhìn gần mà dẫn đến bị cận thị không, thưa BS? (Nguyên nhân gây cận thị là gì?)

Trả lời: (Câu hỏi này có cùng câu trả lời với câu trên)

Như đã nêu trên, có 02 yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và gia tăng của cận thị đó là: yếu tố di truyền, yếu tố môi trường. Tuy nhiên, cận thị xuất hiện trong thời gian đi học thường là cận thị nhẹ, còn gọi là cận thị học đường.Loại này thường được coi là tật chứ không phải bệnh. Yếu tố di truyền và yếu tố nhìn gần là: hai cơ chế giả định của việc xuất hiện cận thị vì nguyên nhân gây xuất hiện cận thị là một có cơ chế phức tạp và có yếu tố chưa xác định rõ.

4. Theo thông tin mà chúng tôi có được là Thị lực có thể phục hồi nếu tình trạng thị lực được điều trị khi trẻ dưới 06 tuổi có thị lực yếu. Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời về thị lực là rất quan trọng. Vậy có những biểu hiện như thế nào để biết con mình bị cận thị, thưa BS?

Trả lời:

Theo ý chúng tôi hiểu thì ý phóng viên muốn nhắc tới tình trạng nhược thị. Nhược thị là tình trạng giảm thị lực không do bệnh lý và sau khi đeo kính đúng độ mắt vẫn không đạt được thị lực tối đa. Một nguyên nhân thông thường của nhược thị là: do tật khúc xạ nặng hoặc do bất đồng khúc xạ nặng (một mắt có độ nặng và mắt kia có độ nhẹ). Đúng như phóng viên nói: nhược thị được điều trị thành công khi trẻ được đeo kính đúng và đeo kính sớm (lý tưởng là trước 07 tuổi). Điều quan trọng là chúng ta cần phát hiện ra những em có tật khúc xạ để cho các em đeo kính sớm, nhất là các em có tật khúc xạ nặng và bất đồng khúc xạ nặng. Những dấu hiệu sau đây là những dấu hiệu của các em mắc tật khúc xạ.

  • Ở nhà, trẻ thường ngồi quá gần khi xem TV hoặc để truyện gần sát mắt khi đọc.
  • Trẻ hay nheo mắt, nhắm 01 mắt hoặc có tư thế (nghiêng đầu, liếc mắt…) khi xem TV hay nhìn vật gì.
  • Tại lớp, trẻ hay chạy lại gần bảng mới thấy chữ hoặc chép bài của bạn bên cạnh.
  • Kết quả học tập giảm sút, thầy cô phát hiện trẻ hay chép bài sai hoặc viết chữ sai.
  • Đọc chữ hay bị nhảy hàng, phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.
  • Trẻ thường hay dụi mắt mặc dù các em không buồn ngủ.
  • Trẻ thường hay mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt và đôi khi các em sợ ánh sáng hoặc chói mắt.
  • Trẻ thường không thích các hoạt động liên quan tới thị giác gần như: vẽ hình, tô màu hay tập đọc hoặc các hoạt động liên quan tới thị giác xa như chơi ném bóng…
  • Đối với trẻ nhỏ, khi trẻ xem TV thì các em có thể che luân phiên từng mắt để phát hiện tình trạng trẻ bị yếu 01 mắt (ví dụ: nếu ta che đúng mắt tốt của trẻ thì trẻ sẽ nghiêng đầu hoặc kéo tay ra…).
  • Trẻ có dấu hiệu lé mắt (01 mắt có tròng đen lệch ra ngoài hoặc vào trong…), ta cần đưa trẻ đi khám bệnh sớm vì lé mắt chỉ được điều trị hữu hiệu khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

5. Như chúng ta đã thấy hiện nay, tình trạng trẻ em bị cận thị rất là nhiều, thậm chí có những em mới đi mẫu giáo mà đã mang kính rất dày. BS vui lòng cho biết mắt bị cận bao nhiêu độ được coi là cận thị nhẹ và ngược lại được xếp vào cận thị nặng, hay nói chính xác bệnh cận thị là gì?

Trả lời:

Có nhiều loại cận thị và cận thị được phân loại theo độ như sau:

  • Cận nhẹ(< -3.00D)
  • Cận trung bình (từ -3.00D đến -6.00D)
  • Cận nặng (> -6.00D)

Độ cận thường không tăng sau tuổi trường thành. Không có thoái hóa ở nhãn cầu (võng mạc).

  • Cận thị bệnh lý hay cận thị nặng có độ cận > -6.00D. Đây là loại cận thị có kèm theo thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu.

6. Thật sự đeo kính liên tục là điều không ai muốn. Vì vậy y học ngày càng hiện đại cũng đã điều trị khỏi bệnh cận thị. Điều mà nhiều thính giả quan tâm là: các phương pháp điều trị cận thị như thế nào nhằm mang lại hiệu quả nhất và an toàn nhất cho đôi mắt.

Trả lời:

  • Tốt nhất là đeo kính gọng (dễ thay đổi khi thay đổi độ).MÁY VISUMAX - HIỆN ĐẠI, CHÍNH XÁC
  • Đeo kính áp tròng (kính tiếp xúc): bất tiện vì phải vệ sinh và dễ bị nhiễm trùng mắt.
  • Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ cận – viễn – loạn thị bằng Laser Excimer (chính xác cao)

– Các phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ PRK, Lasik, Femto-LASIK, SMILE rất phổ biến hiện nay. Kết quả sẽ tùy thuộc vào chỉ định của các BS phẫu thuật khúc xạ và tính độ chính xác của máy mổ.

KHOA KHÚC XẠKHOA KHÚC XẠ - Bệnh Viện Mắt TP. HCM

https://www.facebook.com/KhoaKhucXaBenhVienMatTP.HCM/

 

7. Có nhiều phụ huynh không cho con đeo kính vì sợ xấu và bất tiện trong những lúc vui chơi và chạy nhảy. Quan niệm như vậy có đúng hay không, thưa BS? Khi nào cần phải cho các em đeo kính để bảo vệ mắt khi mắt đã bị cận?

Trả lời:

Có nhiều yếu tố giúp các em quyết định khi nào cho các em đeo kính thường xuyên hay không:

  • Thị lực không kính của trẻ có quá kém để sinh hoạt và học tập?
  • Trẻ thấy thoải mái hay mỏi mắt khi không đeo kính hay không?
  • Nếu không đeo kính thì có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ thống thị giác hay không?

Tuy nhiên, ta có thể hiểu đơn giản là hầu hết các loại tật khúc xạ nếu gây giảm thị lực dưới 03/10 thì nên phải đeo kính thường xuyên. Việc đeo kính thường xuyên sẽ được khuyên khi các em có tật khúc xạ nặng, bất đồng khúc xạ nặng (chênh lệch trên 2.00D giữa 02 mắt), các em bị lé hoặc bị nhược thị.

Nếu tật khúc xạ nhẹ, thị lực khi chưa chỉnh kính khá tốt (≥ 05/10) thì được khuyên đeo kính khi đi học, khi cần nhìn xa hoặc khi làm việc gần.

8. Thực chất việc đeo kính cận là điều không ai muốn. Thưa BS việc đeo kính thấp hơn độ cận thực hoặc hạn chế đeo kính có ảnh hưởng đến mắt không? Vì sao? BS có thể giải thích rõ hơn không?

Trả lời:

Có nhiều quan điểm trong vấn đề này, theo chúng tôi trẻ nên đeo kính đúng độ vì việc này sẽ giúp trẻ nhìn rõ và có thị giác thoải mái cả khi nhìn xa lẫn nhìn gần. Mặc dù trẻ đã đeo kính đúng thì độ cận vẫn tiếp tục gia tăng và chỉ ổn định sau 18 tuổi hoặc khi cơ thể ngưng phát triển. Cần tránh các quan điểm sai như sau: đeo kính gây lồi mắt, làm độ cận tăng nhanh, gây lệ thuộc kính hoặc làm mắt dại đi…

9. Đến các trường học thì quý thính giả có thể nhận định về tình trạng cận thị học đường diễn ra như thế nào? Và theo các chuyên gia thì cận thị là một trong những tật có thể gây mù mắt. BS có thể nói rõ về vấn đề này hay không? Tại sao lại như vậy?

Trả lời:

Theo quan điểm của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì cận thị và tật khúc xạ nói chung là tình trạng mù có thể chữa khỏi và việc điều chỉnh tật khúc xạ cũng khá đơn giản: trẻ em và người mắc tật khúc xạ cần đeo kính gọng điều chỉnh (hoặc kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ). Đây là những biện pháp giúp cho người mắc tật khúc xạ có thể nhìn rõ lại như người thường.

Đối với cận thị bệnh lý do nhãn cầu tiếp tục dài ra và kèm theo các thoái hóa ở trong hắc võng mạc có thể dẫn tới việc hình thành các lỗ rách và dẫn tới bong võng mạc nên các bệnh nhân có tật cận thị nặng cần được khám kiểm tra (soi) đáy mắt ít nhất mỗi năm 01 lần để phát hiện sớm và phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc. Đây là nguyên nhân chính gây mù (mất hẳn thị giác) ở người cận thị.

10. Khi đeo kính sẽ rất vướng bận hoặc thường xuyên mang kính rồi mà không sử dụng kính nữa thì đôi mắt của chúng ta nhìn như không có hồn. Vì vậy, có nhiều người nghĩ đến chuyện phẫu thuật mắt. Tuy nhiên độ tuổi nào có thể phẫu thuật cận thị được, thưa BS?

Trả lời:

  • Tuổi > 18 tuổi
  • Độ cận ổn định (không tăng quá 0.75D / năm là quan trọng nhất).

11. Thực phẩm dinh dưỡng liên quan rất nhiều đến đôi mắt. Vậy có những thực phẩm nào chúng ta nên sử dụng để bảo vệ mắt tránh cận thị? Đây là điều mà rất nhiều phụ huynh đã và đang quan tâm.

Trả lời:

Các loại trái cây có màu nâu đỏ (nhiều vitamin A) như: đu đủ, cà rốt.

Quan trọng nhất là các em nên kết hợp nghỉ ngơi, thể thao ngoài trời.

12. Để tránh vướng trong việc sử dụng kính cận thị hiện nay một số người đã sử dụng kính áp tròng. Và có nhiều bạn muốn biết đeo kính áp tròng có bảo vệ được mắt hay không?

Trả lời:

Kính áp tròng hay kính tiếp xúc có một số lợi ích so với kính gọng như sau:

  • Có tính thẩm mỹ cao hơn so với kính gọng.
  • Cho hình ảnh võng mạc có kích thước lớn hơn kính gọng và nhất là các trường hợp cận thị nặng.
  • Đây là một cách điều chỉnh tốt cho các bệnh nhân bất đồng khúc xạ nặng mà người bệnh không thể đeo kính gọng được. (Vì đeo kính gọng do hình ảnh quá khác biệt giữa 02 mắt có thể gây song thị hoặc nhức đầu).
  • Kính tiếp xúc làm giảm đáng kể các khó chịu do sức nặng của gọng kính, thị trường bị thu hẹp và tác dụng lặng kính mà người bệnh gặp phải khi đeo kính gọng.
  • Kính tiếp xúc (loại cứng thấm khí) có khả năng làm giảm sự tiến triển của cận thị do tác dụng làm dẹt giác mạc.

Tuy nhiên để bảo vệ mắt khỏi các dị vật, vật lạ bay vào mắt hoặc đối với những người làm các công việc đặc biệt như: thợ hàn, thợ tiện hay bị dị vật bay vào mắt thì kính gọng sẽ có tác dụng che chắn tốt hơn. Kính gọng cũng có tác dụng bảo vệ mắt khỏi tia cực tím (khi đeo các loại tròng đặc chuẩn có lọc được tia UV).

13. Vậy các chọn kính áp tròng có khác với cách chọn kính thường hay không? Bởi kính áp tròng có rất nhiều loại, BS có thể chia sẽ về điều này không?

Trả lời:

Kính tiếp xúc hoặc kính áp tròng gồm 02 loại chính: kính cứng và kính mềm. Trong từng loại sẽ bao gồm nhiều loại nhỏ: kính tiếp xúc điều chỉnh tật khúc xạ hình cầu, kính tiếp xúc chỉnh loạn thị, chỉnh lão thị, kính điều trị các tình trạng bệnh lý (giác mạc chóp …), kính thẩm mỹ và gần đây có loại kính tiếp xúc chỉnh hình giác mạc giúp người đeo có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính gọng.

Việc chọn kính tiếp xúc sẽ tùy thuộc vào loại tật khúc xạ của người bệnh, nhu cầu về thị giác, sở thích và một số yếu tố khác. Và việc lắp đặt kính tiếp xúc cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao hơn làm kính gọng vì kính gắn sát vào mắt có thể gây những biến đổi hoặc tổn thương trên bề mặt giác mạc có thể gây viêm hoặc thậm chí viêm loét giác mạc gây mất thị giác. Do đó, người lắp kính cần có trình độ chuyên môn để chọn kính đúng, phát hiện và xử trí các biến chứng để đảm bảo an toàn cho người đeo.Việc lắp đặt kính tiếp xúc cần tuân theo một quy trình chẩn và đòi hỏi có những máy móc, trang thiết bị nhất định. Về phía người bệnh (người đeo) cần được hướng dẫn cụ thể và tuân thủ các hướng dẫn, tái khám theo hẹn để kịp thời phát hiện và xử lý các biến chứng có thể gặp khi đeo kính.

14. Như chúng ta đã biết tại các trường học vẫn có những cách để bảo vệ mắt cho các em như ánh sáng trong lớp học được đảm bảo, khoảng cách từ bàn học đến bảng cũng ở vị trí phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng học sinh bị cận thị không giảm mà lại có chiều hướng tăng. Như vậy, chúng ta cần làm gì để giúp các em bảo vệ mắt của mình, cũng như các điểm cần lưu ý để bảo vệ mắt của các con bạn?

Trả lời:

Ngoài việc phát hiện sớm các em có tật khúc xạ và cho các em đeo kính đúng thì chúng ta cũng cần hướng dẫn cho các em và gia đình những biện pháp giúp giữ vệ sinh thị giác như sau:

  • Nghỉ ngơi từng lúc: nghỉ mắt bằng cách nhìn ra xa hoặc đi lại một vòng sau mỗi 45 – 60’làm việc gần.
  • Điều kiện chiếu sáng: ánh sáng làm việc gần phải có cường độ lớn gấp 03 lần cường độ ánh sáng trong phòng. Các em nên sử dụng kết hợp đèn bóng trong và đèn tube. Các em cũng có thể kết hợp ánh sáng nhân tạo và ánh sáng mặt trời. Cả phòng nên được chiếu sáng đầy đủ.
  • Khoảng cách làm việc gần: khoảng cách lý tưởng để đọc sách gần là khoảng 35 – 40 cm. Việc đọc sách quá gần sẽ dẫn đến nỗ lực về thị giác quá lớn do việc gia tăng sức điều tiết, làm xuất hiện và gia tăng độ cận thị.
  • Tư thế: ngồi ngay ngắn trên bàn làm việc, ngực và lưng thẳng khi đó mắt của các em sẽ cách sách hoặc màn hình máy tính 01 khoảng cách giống nhau. Các em không nên đọc sách khi nằm ngửa, nằm sấp hoặc nầm nghiêng. Khi xem TV, các em không nên xem ở tư thế nằm mà nên ngồi ngay ngắn.
  • Khi viết: nên cầm đầu viết cách khoảng 2.5 cm để tránh phải nghiêng đầu để xem những gì các em viết. Các em nên xoay tập vở nghiêng theo 01 góc đồng phương với tay cầm viết.
  • Độ nghiêng của sách: các em nên để sách nghiêng lên 01 góc khoảng 20(khoảng 10 cm).
  • Xem TV: nên xem TV ở khoảng cách bằng 07 lần chiều rộng của màn hình TV, khoảng 2.5 – 03 cm. Nếu chúng ta có tật khúc xạ nên đeo kính khi xem TV nhằm giúp nhìn rõ và thoải mái về thị giác.
  • Tham gia hoạt động ngoài trời: các em nên chơi thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời vì các hoạt động này thường đòi hỏi thị giác xa hơn là thị giác gần giúp cho hệ thống thị giác được thư giãn.

15. Khi bị cận thị thì người sử dụng kính cần lưu ý những điều gì để bảo vệ kính được bền lâu. Điều hiển nhiên là mắt khi bị tăng độ là phải thay tròng kính khác có độ cận phù hợp.

Trả lời:

Đối với trẻ em do tật khúc xạ chưa ổn định nên cần đưa trẻ đi tái khám khúc xạ mỗi 06 tháng. Khi tròng kính bị trầy nhiều nên thay mặc dù tật khúc xạ của bé chưa đổi.

Khi tháo kính ra tránh để tròng kính tiếp xúc với mặt bàn để tránh trầy xước mặt kính. Ta cần có 01 hộp cứng để đựng kính giúp bảo vệ kính tránh bị biến dạng.

Khi tháo kính ta cần cầm bằng 02 tay để tránh làm gọng kính bị méo về 01 bên.

Ta có thể rửa kính bằng xà bông rửa tay nhưng tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm thay đổi các lớp phủ trên bề mặt tròng kính. Cần có 01 khăn nỉ mềm để lau kính nhất là các loại tròng kính có các lớp phủ chống phản xạ.

Không nên gác kính lên đầu vì có thể làm giãn 02 càng gọng kính.

Khi kính bị méo hay lệch không nên tự chỉnh mà nên đưa đến các cửa hàng kính uy tín, ở đây sẽ có các nhân viên kỹ thuật thực hiện việc này.

KHOA KHÚC XẠ - Bệnh Viện Mắt TP. HCMKHOA KHÚC XẠ – Bệnh Viện Mắt TP. HCM

Tổng hợp