32

Cách phân loại bạch cầu

Các loại bạch cầu nói chung là một phần của hệ thống miễn dịch, có vai trò chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Bạch cầu được phân thành ba loại chính là bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu lympho.

Nhìn chung các loại bạch cầu trong cơ thể được chia thành 3 loại gồm có: bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu lympho. Mỗi loại có vai trò khác nhau đối với cơ thể.

1. Bạch cầu hạt

1.1 Đặc điểm của bạch cầu hạt

Bạch cầu hạt đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất được quan sát dưới kính hiển vi quang học, có các đặc điểm sau:

  • Có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên mạch qua vách giữa các tế bào và chuyển động có hướng bằng chân giả (giống amip) với tốc độ 40 mm/phút về phía bị viêm.
  • Có khả năng thực bào, ẩm bào.
  • Có khả năng đáp ứng với những kích thích hóa học như một số chất do mô bị viêm sản xuất hoặc do vi khuẩn tạo ra, hoặc những chất hoá học được đưa từ ngoài vào cơ thể. Hoá ứng động dương tính tức là thu hút, tập trung bạch cầu tới chỗ viêm, còn hoá ứng động âm tính tức là xua đuổi bạch cầu ra xa hơn.
  • Có khả năng đáp ứng với những kích thích nhiệt học.

1.2 Phân loại bạch cầu hạt

Có ba loại bạch cầu hạt, được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của từng loại hạt, đó là:

  • Bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil)
  • Bạch cầu ái kiềm (basophil)
  • Bạch cầu ái toan (eosinophil)

1.3 Chỉ số bình thường của bạch cầu hạt

Chỉ số bình thường của các loại bạch cầu hạt là:

  • Bạch cầu đa nhân trung tính: 1700 – 7000 tế bào/mm3, tỷ lệ 60 – 66%.
  • Bạch cầu ái kiềm: 10 – 50 tế bào/mm3, tỷ lệ 0.5 – 1%.
  • Bạch cầu ái toan: 50 – 500 tế bào/mm3, tỷ lệ 2 – 11%.

Bạch cầu hạt
Bạch cầu hạt

2. Bạch cầu lympho

Bạch cầu lympho (lymphocyte) là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch và rất phổ biến trong hệ bạch huyết.

2.1 Đặc điểm của bạch cầu lympho

  • Có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên mạch qua vách giữa các tế bào và chuyển động có hướng bằng chân giả (giống amip) với tốc độ 40 mm/phút về phía bị viêm.
  • Có khả năng thực bào, ẩm bào.
  • Có khả năng đáp ứng với những kích thích hóa học như một số chất do mô bị viêm sản xuất hoặc do vi khuẩn tạo ra, hoặc những chất hoá học được đưa từ ngoài vào cơ thể. Hoá ứng động dương tính tức là thu hút, tập trung bạch cầu tới chỗ viêm, còn hoá ứng động âm tính tức là xua đuổi bạch cầu ra xa hơn.
  • Có khả năng đáp ứng với những kích thích nhiệt học.

2.2 Phân loại bạch cầu lympho

Trong máu có ba loại bạch cầu lympho, đó là:

  • Tế bào B: sản xuất ra kháng thể liên kết với các tác nhân gây bệnh nhằm tạo điều kiện để có thể phá hủy chúng.
  • Tế bào T: các tế bào T CD4+ (T bổ trợ) phối hợp các phản ứng của hệ miễn dịch (loại tế bào bạch cầu này thường bị suy giảm khi cơ thể bị nhiễm virus HIV hoặc mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh).
  • Các tế bào giết tự nhiên (natural killer (NK) cell): các tế bào T CD8+ (T gây độc) và tế bào giết tự nhiên có khả năng giết các tế bào của cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nội bào.

2.3 Chỉ số bình thường của bạch cầu lympho

Chỉ số bình thường của bạch cầu lympho là: 1000 – 4000 tế bào/mm3, tỷ lệ 20- 25%.


Bạch cầu lympho
Bạch cầu lympho

3. Bạch cầu đơn nhân

3.1 Đặc điểm của bạch cầu đơn nhân

  • Có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên mạch qua vách giữa các tế bào và chuyển động có hướng bằng chân giả (giống amip) với tốc độ 40 mm/phút về phía bị viêm.
  • Có khả năng thực bào, ẩm bào.
  • Có khả năng đáp ứng với những kích thích hóa học như một số chất do mô bị viêm sản xuất hoặc do vi khuẩn tạo ra, hoặc những chất hoá học được đưa từ ngoài vào cơ thể. Hoá ứng động dương tính tức là thu hút, tập trung bạch cầu tới chỗ viêm, còn hoá ứng động âm tính tức là xua đuổi bạch cầu ra xa hơn.
  • Có khả năng đáp ứng với những kích thích nhiệt học.

3.2 Vai trò của bạch cầu đơn nhân

  • Bạch cầu đơn nhân (monocyte) có tác dụng tương tự bạch cầu trung tính, tuy nhiên chúng tồn tại lâu hơn bởi chúng có vai trò bổ sung khác.
  • Bạch cầu đơn nhân ở trong máu cũng như các bản sao của chúng ở các mô – thực bào có vai trò đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới tế bào T.
  • Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau trong cơ thể.

3.3 Chỉ số bình thường của bạch cầu đơn nhân

Chỉ số bình thường của bạch cầu đơn nhân là: 100 – 1000 tế bào/mm3, tỷ lệ 2 – 2.5%.

Bạch cầu (hay bạch huyết cầu) có vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Lượng bạch cầu tăng hay giảm đều cảnh báo những vấn đề về sức khỏe. Vì vậy khi thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể liên quan đến sự thay đổi bất thường của số lượng bạch cầu, bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.