58

CẦN PHÁT HIỆN SỚM TRẺ BỊ TẬT KHÚC XẠ 1 MẮT

CẦN PHÁT HIỆN SỚM TRẺ BỊ TẬT KHÚC XẠ 1 MẮT

BS CKII LÊ THỊ KIM CHI
– Phó Trưởng Khoa Khúc xạ – Bệnh viện Mắt TP. HCM

   Khi mắt của trẻ bị tật khúc xạ – thường hay gặp là tật cận thị, đặc biệt khi trẻ chỉ bị cận thị ở một mắt, nếu không được người lớn phát hiện sớm, đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt, định hướng điều trị và kiểm soát cận thị kịp thời thì độ cận sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn và nhanh chóng, sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác 2 mắt của trẻ như nhược thị, lé, mất thị giác hình nổi…, ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác và khả năng học tập, vui chơi của con trẻ.

    Để phát hiện trẻ bị cận thị một mắt sẽ khó hơn nhiều so với cận thị hai mắt, vì trẻ có thể nhìn bằng bên mắt bình thường, do đó việc quý vị phụ huynh và thầy cô giáo quan tâm, theo dõi sát thói quen nhìn của con trẻ trong học tập và sinh hoạt hàng ngày là rất quan trọng.

   Nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng hoặc ít nhất 1 năm 1 lần để trẻ được kiểm tra thị lực, đo khám khúc xạ, khám tầm soát bệnh về mắt… Nếu phát hiện mắt trê có tật khúc xạ, cần cho trẻ đeo kính thường xuyên và đúng theo đơn kính, cũng như cần thay kính mới nếu kính bị hư, trầy; chăm sóc mắt đúng và học tập – nghỉ ngơi hợp lý theo hướng dẫn của chuyên gia và tái khám đúng hẹn để kiểm soát tiến triển cận thị thật tốt.

♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡