8

Chỉ số hồng cầu

Tế bào hồng cầu đóng vai trò quan trọng đối với các cơ quan và hoạt động sống của cơ thể. Vậy một người khoẻ mạnh thì chỉ số hồng cầu bình thường có giá trị bao nhiêu? Khi nào chỉ số hồng cầu bất thường và cách kiểm soát như thế nào?

1. Tầm quan trọng của tế bào hồng cầu đối với cơ thể 

Hồng cầu là một trong ba tế bào máu được tạo ra từ tủy xương và có chu kỳ sống trong vòng từ 90 – 120 ngày sau đó bị phá huỷ tại lách và gan.

Đặc điểm của tế bào hồng cầu

Hồng cầu là các tế bào không có nhân chiếm số lượng lớn trong các tế bào máu (hơn 99%) và chứa thành phần sắc tố đỏ. Đây chính yếu tố khiến máu có màu đỏ.

●       Về hình dạng, hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt giúp tăng diện tích tiếp xúc bề mặt và khả năng khuếch tán oxy.

●       Về cấu tạo, hồng cầu có thành phần chính là Hemoglobin – huyết sắc tố đỏ, chiếm 34% trọng lượng.

Red blood cells floating in the air

Description automatically generated

Hồng cầu có dạng hình đĩa lõm hai mặt

Chức năng của hồng cầu

Đối với cơ thể, hồng cầu đảm nhận các nhiệm vụ:

●       Vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào của các cơ quan.

●       Tiếp nhận CO2 từ các mô bào và đưa về phổi sau đó thải ra ngoài.

●       Vận chuyển các acid béo, acid amin, glucose từ vi nhung mao ruột non đến các tế bào và đồng thời vận chuyển các chất thải từ quá trình chuyển hoá đến cơ quan bài tiết.

Khi chỉ số hồng cầu bình thường, da và niêm mạc của cơ thể sẽ có màu hồng đặc trưng. Khi màu sắc trên da, niêm mạc thay đổi trở nên nhợt nhạt đi kèm tình trạng mệt mỏi, không tập trung, choáng váng, dễ ngất xỉu,… thì đó là biểu hiện của thiếu máu, mất máu hoặc mắc các bệnh lý khác về máu.

A blood cells in a vein

Description automatically generated

Hồng cầu giữ vai trò quan trọng đối với các tế bào trong cơ thể

2. Chỉ số hồng cầu bình thường và bất thường

 Hồng cầu là tế bào có khả năng thay thế nhiều nhất của cơ thể. Mỗi ngày có từ 200 – 400 tỷ tế bào hồng cầu chết đi. Khi đó, tuỷ xương sẽ sản xuất một đợt tế bào mới thay thế cho các tế bào đã chết. Chính vì vậy mà cơ thể bình thường luôn có đủ số lượng hồng cầu để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu, phục vụ các hoạt động sống hàng ngày. 

Chỉ số hồng cầu bình thường 

Đối với một cơ thể khoẻ mạnh, chỉ số hồng cầu bình thường sẽ có sự khác nhau giữa nam và nữ.

●       Nam giới thường có chỉ số hồng cầu bình thường trong khoảng 4,2 triệu đơn vị/ mm3 máu.

●       Nữ giới thường có chỉ số hồng cầu bình thường trong khoảng 3,8 triệu đơn vị/ mm3 máu.

Ngoài ra, tuỳ vào độ tuổi và những thời điểm khác nhau trong ngày, chỉ số hồng cầu bình thường cũng có sự thay đổi.

Ở trẻ sơ sinh giai đoạn khoảng 10 ngày tuổi, chỉ số hồng cầu có thể đạt mức 5 triệu đơn vị/ mm3 máu. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn đến vài tháng thì con số này sẽ giảm xuống ngang với mức người trưởng thành. Không chỉ vậy, những người vận động nhiều thì số lượng hồng cầu cũng sẽ tăng cao để đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy đến tế bào.

Chỉ số hồng cầu bất thường

Khi chỉ số hồng cầu tăng hoặc giảm quá ngưỡng an toàn sẽ được xem là bất thường. Có nhiều nguyên nhân khiến chỉ số hồng cầu bất thường. Đôi khi đó chỉ là sự thay đổi tạm thời nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần phải can thiệp xử lý.

●       Chỉ số hồng cầu tăng cao có thể do sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích hoặc cơ thể mắc phải các bệnh như xơ phổi, u thận, đa hồng cầu, bệnh tim,…

●       Chỉ số hồng cầu giảm trong trường hợp mắc các bệnh về tuỷ, thiếu máu, thiếu sắt, rối loạn tuyến giáp, bệnh bạch cầu, thiếu Erythropoietin, suy dinh dưỡng, chấn thương mạch máu,…

Chỉ số hồng cầu tăng hoặc giảm đều gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ. Lúc này, người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm kiểm tra và tìm ra nguyên nhân khiến chỉ số hồng cầu thay đổi và tìm cách khắc phục để tránh biến chứng nguy hiểm.

A person holding a test tube with a red liquid

Description automatically generated

Chỉ số hồng cầu bất thường có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe

nguồn: internet