498

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH VÀ CHUYỂN VẠT MÀNG GIỚI HẠN TRONG ĐIỀU TRỊ LỖ HOÀNG ĐIỂM KÍCH THƯỚC LỚN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH VÀ
CHUYỂN VẠT MÀNG GIỚI HẠN TRONG ĐIỀU TRỊ LỖ HOÀNG ĐIỂM KÍCH THƯỚC LỚN

 Võ Quang Minh*, Nguyễn Ngọc Hưng**,

Võ Nguyễn Hương Thảo**,  Lê Quốc Tuấn***

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị lỗ hoàng điểm vô căn kích thước lớn (hơn 400 µm) với phẫu thuật cắt dịch kính và chuyển vạt màng giới hạn trong.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 36 trường hợp lỗ hoàng điểm lớn với phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana 23G tiêu chuẩn kèm chuyển vạt ILM, trao đổi dịch khí và bơm SF6 20%  từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2019.

Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu là  60,83 ± 12,97 với thời gian khởi bệnh trung bình là 6,89 ± 7.27 tháng. BCVA LogMAR trung bình trước mổ là 1,26 ± 0,37.  Đường kính trung bình của lỗ hoàng điểm là 827,75 ± 250,07 µm với đường kính trung bình nhỏ nhất là 608,33 ± 128,73 µm. 100% lỗ hoàng điểm đóng sau 6 tháng phẫu thuật với BCVA LogMAR trung bình là 0.65 ± 0,31. Trong đó, 75% đóng dạng chữ U, 13,89% đóng dạng chữ V và 11,11% đóng dạng chữ W. 4 trường hợp đóng lỗ dạng chữ W. Đóng lỗ hoàng điểm dạng chữ U có thị lực kết cục cao hơn các dạng còn lại (p<0,001). Các yếu tố khác tương quan với thị lực sau mổ bao gồm: thị lực trước mổ, đường kính đáy lỗ hoàng điểm và thời gian khởi bệnh. Chỉ có 4 bệnh nhân tăng nhãn áp và 16 bệnh nhân đục thủy tinh thể sau phẫu thuật, không ghi nhận biến chứng trong phẫu thuật.

Kết luận: Kĩ thuật chuyển vạt màng giới hạn giúp cải thiện cấu trúc giải phẫu cũng như thị lực trong điều trị lỗ hoàng điểm kích thước lớn. Hình thái đóng lỗ hoàng điểm, thị lực trước mổ, đường kính đáy lỗ và thời gian khởi bệnh là các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực kết cục.

Từ khóa: lỗ hoàng điểm kích thước lớn, chuyển vạt màng giới hạn trong, điều trị lỗ hoàng điểm

* TS.BS, ** BS, *** ThS.BS Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả: Nguyễn Ngọc Hưng   

FIRST EVALUTION OF THE EFFICACY OF VITRECTOMY AND INVERTED INTERNAL LIMITTING MEMBRANE FLAP TECHNIQUE FOR LARGE MACULAR HOLE

Vo Quang Minh1; Nguyen Ngoc Hung2;

Vo Nguyen Huong Thao 2, Le Quoc Tuan3

                               Retina – Vitreous Department – Ho Chi Minh Eye Hospital

1.ĐHYD Tp HCM; 2. Bệnh viện Mắt TP.HCM;
3. ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

ABSTRACT

Introduction: 44% large macular holes are not closed after PPV and ILM peeling surgery. Many clinicians reported the inverted ILM flap technique for treatment idiopathic larger macular hole.

Purpose: To  assess the anatomical and visual outcome of idiopathic macular holes greater than 400 µm using the vitrectomy and inverted internal ILM flap technique

Methods: This case series included 36 eyes with idiopathic base macular hole (base diameter greater than 400 µm) who underwent inverted ILM flap technique along with standard 23G PPV, fluid gas exchange and SF6 from 11/2017 to 5/2019.  Patients were monitored at least 3 months after surgery.

Result: Mean age was 60,83 ± 12,97 y with mean duration of symptom was 6,89 ± 7.27  months. Mean pre-op BCVA LogMAR was 1,26 ± 0,37.  The mean base diameter of the macular holes was 827,75 ± 250,07 µm and the mean smallest diameter was 608,33 ± 128,73 µm with mean post-op BCVA LogMAR was 0.65 ± 0,31. Complete anatomical closure with restoration of foveal contour was 100%.  Factors correlating with 6 months postoperative BCVA includes the shaped closue macular hole (U-shapped closure U improves vision better than the others), the time of disease, the base diameter of macular hole and the pre-op BCVA. The complications after sugery were cataract (16 cases) and increase IOL (4 cases)

Conlusion: The inverted internal limiting membrane flap technique is promising for large macular hole treatment with high rate of macular closure and good visual outcome.

Keywords: inverted internal limiting membrane flap, large macular hole, treatment macular hole.