Thuỷ tinh thể là một thấu kính tự nhiên trong suốt nằm sau mống mắt (còn gọi là tròng đen), bình thường với chức năng điều tiết, thuỷ tinh thể để cho các tia sáng đi qua và hội tụ lại tại võng mạc giúp ta nhìn rõ được sự vật.
Khi thuỷ tinh thể bị đục do nhiều nguyên nhân khác nhau, thuỷ tinh thể không còn trong suốt mà giống như một tấm kính bị mờ, tuỳ theo mức độ nhiều hay ít mà thị lực của người bệnh sẽ giảm đi tương đương, thậm chí tới mức mù loà hoàn toàn.
Hình ảnh đục thủy tinh thể
|
|
BẢNG PHÂN LOẠI ĐỘ CỨNG NHÂN (theo Lucio Buratto)
Đây là bảng phân loại phù hợp nhất đối với người Việt Nam
– Độ 1 (Grade 1): Soft nucleus pale gray (corical or subcapsular cataracts): nhân màu xám nhạt, mềm, thứ phát của đục vỏ hay đục dưới bao sau, thường gặp ở người trẻ.
– Độ 2 (Grade 2): Slightly hard nucleus pale gray or a gray yellow colour (posterior subcapsular): nhân hơi cứng, xám hay xám vàng, thường gặp ở người trẻ hay dưới 50 tuổi. Ở bệnh nhân đứng tuổi đặc biệt đục dưới bao sau.
– Độ 3 (Grade 3): Moderately hard nucleus yellow: nhân cứng trung bình, đục thủy tinh thể già đặc trưng, có thể loại đục vàng nhạt ở bệnh nhân tuổi 60 – 65 cũng xếp vào độ này.
– Độ 4 (Grade 4): Hard nucleus yellow – amber: nhân nâu cứng, nhân lớn, màu vàng hổ phách (yêu cầu thao tác nhiều khi phẫu thuật)
– Độ 5 (Grade 5): Very hard nucleus brown color (from amber to black): nhân rất cứng, nhân nâu, đen. Đục thể thủy tinh già rất lâu năm (loại này không phù hợp cho phaco)