605

Glaucoma: kẻ cắp thị lực thầm lặng

Glaucoma hay còn gọi là thiên đầu thống hay cườm nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực và mù vĩnh viễn. Khoảng 64 triệu người trên thế giới bị bệnh glaucoma, trong đó châu Á chiếm 47%. Căn bệnh glaucoma có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Tại Việt Nam, qua khảo sát 16 tỉnh thành năm 2007 thống kê có 24.800 người bị mù cả hai mắt do glaucoma.

Tuy nhiên chỉ một nửa trong số người bị bệnh biết họ mắc bệnh, và khi phát hiện thì gần như bệnh đã ở giai đoạn quá trễ, cho thấy sự quan tâm và hiểu đúng về căn bệnh của bệnh nhân cũng như của người thân là còn ở mức thấp.

Vậy làm sao phát hiện càng sớm kẻ cắp thị lực thầm lặng này, để kịp thời điều trị?

Glaucoma là một căn bệnh làm tổn thương dây thần kinh ở mắt, nơi dẫn truyền hình ảnh đến não của chúng ta, bệnh sẽ tiến triến thầm lặng không đau,  triệu chứng và chuyển biến xấu hơn theo thời gian nếu không được điều trị ngay từ ban đầu. Chính vì vậy được  như kẻ cắp thị lực thầm lặng

Bệnh xuất hiện khi thủy dịch tích tụ dư thừa ở phía trước mắt, làm tăng áp lực trong mắt (gọi là nhãn ), gây tổn thương dây thần kinh thị giác, Các dây thần kinh thị giác là một bó với hơn 1 triệu sợi thần kinh có nhiệm vụ kết nối võng mạc vào não. Phân loại gồm có glaucoma góc mở và glaucoma góc đóng.

Glaucoma góc mở là phổ biến nhất,  góc tiền phòng không tắc nghẽn về cơ học nhưng hoạt động không hiệu quả khiến tăng áp suất mắt. Glaucoma góc mở chiếm 90% trong các trường hợp liên quan đến bệnh glaucoma. Glaucoma góc mở thường tiến triển âm thầm mạn tính, lần lượt qua từng giai đoạn, người bệnh không nhận thấy sự giảm sút thị lực, do đó thường đến khám ở giai đoạn muộn khi bệnh đã nặng. Đa số bệnh nhân không đau nhức mắt hay đau nhức đầu, một số có cảm giác nặng, căng tức mắt thoáng qua, nhìn mờ như qua màn sương, nhìn vật phát sáng thấy có quầng xanh đỏ, các biểu hiện xuất hiện thành từng cơn ngắn rồi tự hết, khiến bệnh nhân chủ quan không đi khám.

Glaucoma góc đóng: Góc thoát thuỷ dịch của mắt bị đóng hoàn toàn, mắt bị gia tăng áp suất đột ngột, nguy hiểm và có thể dẫn đến mù lòa. Với  góc đóng mạn tính bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ ràng, có khi chỉ có cảm giác căng tức, nóng mắt, mờ mắt từng lúc, bệnh nhân không đau nhức, vì vậy đa số bệnh nhân khi đến khám thị lực đã giảm nặng hoặc mất hoàn toàn.

Bệnh thường không đau và có thể gây giảm thị lực theo thời gian, diễn tiến ban đầu là giảm tầm nhìn ngoại vi, do đó chúng ta không nhận biết được, dần dần thu hẹp tầm nhìn lại, đến giảm thị trường trung tâm, và mất thị lực vĩnh viễn. Chính vì không đau và  có triệu chứng nên gần như chúng ta không thể phát hiện bệnh sớm hoặc chủ quan không đi khám, và glaucoma trở thành kẻ cắp thị lực thầm lặng, trở thành nguyên nhân gây mù hàng đầu.

Bệnh glaucoma không có nguyên nhân rõ ràng nhưng có liên quan đến sự tăng áp lực trong mắt (nhãn áp) và/hoặc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.

Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh glaucoma bao gồm:

  • Tăng áp lực nội nhãn (nhãn áp)
  • Tuổi càng cao nguy cơ măc bệnh càng cao
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh glaucoma. Yếu tố gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán laucoma góc đóng, khi trong gia đình có một người đã có cơn glaucoma cấp thì những người còn lại trong gia đình có nguy cơ cao sẽ mắc glaucoma, do vậy việc khám mắt cho những người thân của bệnh nhân glaucoma là rất quan trọng để chẩn đoán sớm và phòng bệnh.
  • Giác mạc mỏng
  • Bị chấn thương mắt
  • Bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề sức khỏe khác ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể

Khi mắc bệnh chăc chắn có những gánh nặng cuộc sống, và nghiêm trọng nhất là mù loà, bệnh lại diễn tiến thầm lặng cướp dần đi thị lực của chúng ta, thì làm thế nào chúng ta có thể phát hiện sớm bệnh glaucoma?

Cách tốt nhất là khám bác sĩ mắt thường xuyên, định kỳ. Glaucoma có nhiều dạng nên phải chẩn đoán chính xác mới có phương pháp điều trị thích hợp như dùng thuốc, laser. Chỉ khi nào điều trị bằng thuốc và laser không hiệu quả thì biện pháp phẫu thuật mới được áp dụng.