310

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TĂNG HUYẾT ÁP

ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUYÊN NHÂN

Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của HATT(Huyết áp tâm thu) lúc nghỉ ≥ 130 mmHg hoặc HATTr (Huyết áp tâm trương) lúc nghỉ ≥ 80 mmHg hoặc cả hai. Tăng HA mà không có nguyên nhân rõ ràng (THA tiên phát là phổ biến nhất 85 %). Tăng HA do một nguyên nhân xác định (THA thứ phát) thường do ngưng thở khi ngủ, bệnh thận mạn hoặc hội chứng cường Aldosteron tiên phát (hội chứng Conn) thông thường bệnh không biểu hiện lâm sàng về triệu chứng trừ khi HA tăng rất cao hoặc bệnh đã lâu dài.

Chẩn đoán bằng đo HA, holter HA/24H  

Huyết áp tăng dần theo tuổi, khoảng2/3 số người ≥ 65 tuổi bị THA và những người có HA bình thường ở tuổi 55 có 90 % nguy cơ tiến triển thành THA trong suốt phần đời còn lại. Vì THA trở nên rất phổ biến khi tuổi cao. HA tăng theo tuổi nghe có vẻ như vô hại nhưng HA cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong.

Nguyên nhân tăng HA:

Tăng HA có thể do :  –  Tiên phát (không rõ nguyên nhân chiếm 85 %)

   –  Thứ phát

Tăng HA tiên phát:  trong THA tiên phát huyết động và các thành phần sinh lý (Ví dụ: thể tích huyết tương, hoạt động của hệ Renin – Angiotensin) rất biến đổi, chỉ ra rằng HA tiên phát không phải chỉ có một nguyên nhân đơn lẻ, kể cả khi có một yếu tố chịu trách nhiệm cho sự khởi phát của THA chắc chắn có nhiều yếu tố khác liên quan góp phần duy trì HA tăng hằng định ở các tiểu động mạch, hệ thống hoạt động bất thường của cái bơm ion âm trên màng tế bào cơ trơn thành mạch có thể lần đến tăng trương lực thành mạch mãn tính. Di truyền cũng có thể là một nguyên nhân nhưng cơ chế chưa chính xác (Ví dụ : như chế độ ăn nhiều muối, béo phì, căng thẳng) dường như chỉ ảnh hưởng đến những người có cơ địa nhạy cảm. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, chế độ ăn nhiều muối có xu hướng dẫn đến THA

THA Thứ phát : Nguyên nhân thường gặp bao gồm

  • Hội chứng cường Aldosteron tiên phát
  • Bệnh nhu mô thận, viêm thận mạn, viêm thận, bệnh thận đa nang, bệnh mô liên kết tắc nghẽn đường niệu,
  • Bệnh mạch máu thận
  • Ngừng thở tắt nghẽn khi ngủ.
  • Những nguyên nhân hiếm gặp bao gồm
  • U tủy thượng thận
  • Hội chứng Cushing
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh
  • Cường giáp, suy giáp, cường cận giáp tiên phát, to cực chi, hẹp động mạch chủ
  • Và các hội chứng sản xuất quá mức các hormone corticoide nước ngoài. Hội chứng tăng Aldosteron nguyên phát.
  • Uống nhiều rượu và sử dụng thuốc tránh thai đường uống cũng là những nguyên nhân phổ biến của THA.
  • Sử dụng các thuốc ức chế giao cảm NSAIDs, corticosteroid,cocaine hay cam thảo thường góp phần gây khó khăn hơn trong vấn đề kiểm soát HA

THA được định nghĩa là kháng trị : khi HA vẩn trên mục tiêu dù đã dùng đến 3 loại thuốc hạ HA. Bệnh nhân THA kháng trị có tỷ lệ mắc và tử vong do tim mạch cao hơn

PHÂN ĐỘ THA THEO ESC NĂM 2018 :

  • HA tối ưu ≤ 120/80 mmHg
  • HA bình thường từ 120/80nmmHg trở lên
  • HA bình thường cao từ 130/85 mmHg
  • Tăng HA độ I từ 140/90 mmHg trở lên
  • Tăng HA độ II từ 160/100 mmHg trở lên
  • Tăng HA độ III từ 180/110 mmHg trở lên
  • HATT đơn độc khi tăng HATT từ 140 trở lên trong khi HATTr vẫn dưới ≤90 mmHg
  • Tiền THA khi HATT ≥ 120 – 139 và HATTr ≥ 80 – 89 mmHg

CƠN THA CẤP CỨU :

THA cấp cứu là THA nghiêm trọng (HATT ≥180 và/hoặc HATTr ≥120 mmHg có kèm theo tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện hoặc nặng hơn

Tổn thương cơ quan đích thường gặp là : bệnh não THA, xuất huyết nội sọ, nhồi máu não, NMCT cấp, suy thất trái cấp tính kèm theo phù phổi, đau ngực không ổn định, phình tách động mạch chủ, suy thận cấp và sản giật.

Điều trị THA cấp cứu :

Mục tiêu là nên hạ HATT không quá 25 % trong khoảng 1 giờ đầu và nếu ổn định giảm xuống 160/100 trong 2 – 6 giờ tiếp theo và thận trọng hạ HA về bình thường sau 24 – 48h.

Một số ca riêng biệt :

Bóc tách ĐMC :  HATT cần hạ xuống ≤120 mmHg trong giờ đầu

Bệnh nhân có tiền sản giật, sản giật, bệnh nhân có cơn THA do u tuỷ thượng thận, HATT cần giảm xuống ≤140 mmHg trong giờ đầu.

Thuốc lý tưởng để điều trị THA cấp cứu là:

  • Khởi phát nhanh
  • Hiệu lực mạnh
  • Hồi phục nhanh
  • Không gây nhịp nhanh, ít tác dụng phụ. Một số thuốc truyền TM được hay dùng : sodium Nitropresside, Nicardipine, Nitroglycerin, Labetalol, Hydralazin.

Việc xác định các cơ quan đích bị tổn thương và các can thiệp điều trị đặc hiệu khác ngoài việc hạ áp, xác định các yếu tố làm tình trạng THA nặng thêm như : Đau, lo lắng, sử dụng thuốc kích thích như Amphetamine, cocaine là rất cần thiết.

Những bệnh nhân THA cấp cứu ngoài việc cần điều trị ngay lập tức, còn cần chẩn đoán nguyên nhân gây THA. Tùy theo dân số, người ta nhận thấy 20 – 50% bệnh nhân THA cấp cứu có nguyên nhân thứ phát gây THA.

THA KHẨN CẤP (KHẨN TRƯƠNG)

THA khẩn cấp là tình trạng lâm sàng có HA tăng cao kịch phát (HATT ≥180 mmHg và/hoặc HATTr ≥120 mmHg) nhưng không có bằng chứng tổn thương cơ quan đích

Hay gặp ở bệnh nhân không tuân thủ điều trị hoặc ngưng thuốc hạ HA đang dùng

Điều trị THA khẩn cấp là dùng thuốc uống và hạ HA từ từ trong 24 -48h. HA cần hạ từ từ vì hiện tại không có bằng chứng về lợi ích trong việc hạ HA nhanh ở những bệnh nhân không có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích và ngược lại việc hạ HA nhanh quá có thể gây tổn thương cơ quan đích.

Đột quỵ nhồi máu não do THA :

Dùng thuốc hạ áp

  • HATT ≥220 mmHg ; HATTr ≥120 mmHg
  • 24h đầu duy trì HATT ≤185 mmHg, HATTr ≤ 110 mmHg chú ý không hạ HA nhanh chóng nên hạ HA một cách thận trọng khoảng 15 % trong 24h đầu sau khi xảy ra biến cố đột quỵ
  • 72 giờ tiếp theo, HATT ≤ 180/105 mmHg dường như không được hưởng lợi từ việc dùng thuốc hạ HA.
  • Đối với bệnh nhân ổn định HA ≥140/90 mmHg nên cân nhắc bắt đầu thời gian dùng lại thuốc hạ huyết áp
  • Đột quỵ, xuất huyết não/THA : HA ≥ 180/110 mmHg bắt đầu hạ HA và hạ không quá 15 % trong 24H đầu
  • Những ngày sau duy trì HATT 120 -140 mmHg, HATTr ≤ 90 mmHg