834

TÂN SẢN VẨY BỀ MẶT NHÃN CẦU

  1. Tân sản vẩy bề mặt nhãn cầu là gì?

Tân sản vẩy bề mặt nhãn cầu là một mảng trắng sừng hóa , trắng đục, có nhú hay như thạch, mạch máu bất thường trên bề mặt nhãn cầu, thường bắt đầu vùng rìa giác củng mạc tiến vào giác mạc hay kết mạc, thường tiến triển chậm. Sang thương này thường ở trên 1 mắt nhưng cũng có thể trên cả 2 mắt.  Bệnh nhân có thể thấy kích thích mắt, cộm xốn, nặng mắt hoặc không cảm thấy khó chịu gì.  

2. Tân sản vẩy bề mặt nhãn cầu có rất nhiều loại:

  • U nhú tế bào vảy
  • U biểu mô kết mạc (CIN):
  • Carcinoma tại chỗ (CIS)
  • Ung thư tế bào vảy xâm lấn

Như vậy, tân sản bề mặt nhãn cầu có thể là một tăng sinh lành tính của các tế bào bề mặt nhãn cầu nhưng cũng có thể là một ung thư tại chỗ hay di căn. Vì vậy việc đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị là rất cần thiết.

3. Những yếu tố nguy cơ của bệnh lý này là gì?

    • Tuổi cao
    • Sắc tố nhiều ở người da sáng (nám da)
    • Tiếp xúc tia cực tím B, khói thuốc lá, xăng dầu …
    • Nhiễm Papilloma virus loại 16 và 18 hoặc HIV
    • Bệnh khô da sắc tố

4. Điều trị bệnh lý này như thế nào?

Theo dõi:  Đối với sang thương ổn định, không thay đổi hình thái và kích thước theo thời gian dài thì có thể theo dõi lâm sàng.  Người bệnh cần tái khám theo hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển tổn thương theo thời gian

Điều trị nội khoa: với một số thuốc như 5FU, INF, MMC.

Điều trị ngoại khoa: Tiêu chuẩn vàng của điều trị ngoại khoa là cắt trọn khối u, cách rìa khối u 2-4mm và làm sinh thiết giải phẫu bệnh để biết được bản chất khối u. Trong những trường hợp khối u quá lớn, việc ghép kết mạc rời hoặc ghép màng ối có thể được chỉ định

Chỉ định:

  • Tổn thương < 4 cung giờ
  • Tổn thương phát triển nhanh chóng
  • Cần giải quyết tổn thương nhanh

Trong những trường hợp khối tăng sinh quá to, không thể cắt hết hoặc có nhiều khối tăng sinh trên mắt, BS có thể chỉ định cắt một phần khối tăng sinh làm sinh thiết giải phẫu bệnh.

HÌNH: Trước (hình a) và sau mổ (hình b) của một trường hợp tân sản vẩy bề mặt nhãn cầu.

5. Tỉ lệ tái phát như thế nào?

Tùy bản chất khối tăng sinh mà tỉ lệ tái phát có thể khác nhau từ 5 – 33%.