301

TỔNG KẾT BÁO CÁO ADR GIAI ĐOẠN THÁNG 11/2021 ĐẾN THÁNG 4/2022

Giai đoạn tháng 11/2021 đến tháng 4/2022, khoa Dược đã ghi nhận 04 báo cáo ADR bao gồm 1 báo cáo không nghiêm trọng từ khoa Chẩn đoán hình ảnh, 3 báo cáo ít nghiêm trọng và đe dọa tính mạng từ khoa Gây mê hồi sức.

Tất cả các báo cáo ADR đã được khoa Dược gửi đầy đủ đến Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI & ADR Quốc gia) để xử lý, thẩm định theo quy định của Bộ Y tế.

Nhìn chung, số lượng báo cáo ADR gửi về vẫn còn ít, khuyến khích các khoa phòng tiếp tục tăng cường giám sát, theo dõi và báo cáo kịp thời cho khoa Dược. Lưu ý một số thuốc có nguy cơ cao xảy ra ADR như: Lidocain, Bupivacain, Midazolam, Fluorescein, Ceftriaxon, Cefotaxim, Cefuroxim, Ceftazidim,… để khoa phòng chủ động phát hiện, theo dõi và thực hiện báo cáo đầy đủ.

Ngày 27/04/2022, khoa Gây mê hồi sức báo cáo 1 ca ADR về thuốc nhỏ mắt gây tê Alcaine 0,5% (hoạt chất Proparacain HCl) trước khi thực hiện phẫu thuật Phaco và đã phát Thẻ cảnh báo dị ứng thuốc cho bệnh nhân.

Khoa Dược đã gửi mẫu “Thẻ cảnh báo dị ứng thuốc” đến các khoa phòng từ tháng 6/2021. Thẻ được sử dụng cho những người bệnh đến khám tại Bệnh viện Mắt đã xác định tiền sử dị ứng thuốc hoặc trong quá trình điều trị xảy ra tình trạng dị ứng với các thuốc có nguy cơ cao ADR tại bệnh viện và bất kỳ thuốc nào khác (dựa theo Nguyên tắc dự phòng phản vệ được quy định tại Điều 4, Khoản 6 của Thông tư 51/2017/TT-BYT).

Mặt trước

Mặt sau

Dưới đây là bảng tóm tắt các báo cáo ADR được gửi từ khoa, phòng giai đoạn tháng 11/2021 đến tháng 4/2022:

Bang tom tat bao cao ADR 2022