Viêm bờ mi là gì?
- Bờ mi được chia thành bờ mi trước và bờ mi sau, mốc là đường xám (hình 1). Bờ mi trước ở trước đường xám, bao gồm lông mi, tuyến tiết bã Zeis, tuyến tiết nhờn Moll. Bờ mi sau nằm sau đường xám, bao gồm tuyến tiết bã Meibomius.
- Viêm bờ mi chỉ tình trạng viêm của bờ mi, bao gồm viêm bờ mi trước, viêm bờ mi sau và viêm bờ mi hỗn hợp. Đây là nguyên nhân gây khô mắt thường gặp nhất.
Hình 1: Giải phẫu bờ mi dưới3
- Người bị viêm bờ mi sẽ gặp những dấu hiện như cộm xốn, ngứa mi mắt, cảm giác bỏng rát, đỏ, chảy nước mắt, và có thể giảm thị lực. Các triệu chứng này nếu không được điều trị thích hợp sẽ làm giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống
Nguyên nhân
- Nhiễm trùng: vi khuẩn hay virus
- Dị ứng
- Tắc nghẽn tuyến tiết nhờn ở mi mắt
- Các bệnh lý về da: viêm da do Demodex, viêm da tiết bã, viêm da dị ứng, bệnh trứng cá đỏ,…
Hình 2: Viêm bờ mi do Demodex với vảy hình ống tay áo ở gốc lông mi.
- Rối loạn chuyển hóa: Những bệnh nhân có vòng eo và huyết áp tâm thu tăng, lượng glucose trong máu cao, cholesterol toàn phần và LDLc cũng như triglyceride cao hơn gần như có nhiều khả năng mắc bệnh hơn
Đặc điểm lâm sàng
- Chẩn đoán viêm bờ mi dựa vào các than phiền khó chịu tại bờ mi và thăm khám lâm sàng.
- Chẩn đoán viêm bờ mi dựa vào các than phiền khó chịu tại bờ mi và thăm khám lâm sàng.
Hình 3: A. Hình ảnh viêm bờ mi có viền vảy tróc mài (do tác nhân staphylococcal); B. bờ mi tiết chất nhờn, lông mi dính vào nhau và mạch máu bờ mi cương tụ
Hình 3: B. Rụng lông mi, lông mọc sai vị trí
-
-
- Triệu chứng thường gặp của viêm bờ mi7 là cảm giác ngứa mi, nóng rát mắt,đỏ, cộm vướng, chảy nước mắt. Thăm khám có thể thấy vảy tại bờ mi, vảy bám quanh lông mi, rụng lông mi, lông xiêu (lông mọc sai vị trí), tiết tố bọt bờ mi. Ít gặp hơn là cương tụ dầy bờ mi, bong tróc da mi, dính bờ mi…; Thường bị nhiều vào buổi sáng.
-
Hình 4: Viêm bờ mi sau: hình ảnh lỗ đổ các tuyến tiết nhờn bị bít và bọt bờ mi
-
-
- Các xét nghiệm chuyên sâu có thể đo được chiều cao liềm nước mắt đánh giá tình trạng khô mắt; Chụp và đánh giá cấu trúc, chất lượng của tuyến tiết nhờn ở sụn mi; Đánh giá lỗ đổ tuyến bờ mi.
- Viêm bờ mi diễn tiến có thể gây ra các biến chứng không hồi phục, gây khó chịu và ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng cuộc sống8,9.
-
Hình 5: Đặc điểm lâm sàng của Viêm bờ mi
-
-
- Các biến chứng có thể gặp của viêm bờ mi: Lẹo ngoài. Rối loạn chức năng tuyến tiết nhờn (tuyến meibomius). Khô mắt, cộm xốn; Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ, viêm giác mạc ảnh hưởng thị lực. Viêm nhiễm lâu ngày tạo sẹo gây loạn dưỡng bờ mi2
Điều trị
Việc điều trị viêm bờ mi mục đích chính là giảm triệu chứng, giới hạn tổn thương cấu trúc giải phẩu và ngăn ngừa việc mất thị lực do biến chứng, các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm:
- Vệ sinh mi mắt và massage bờ mi1,10: Mục đích để làm sạch những độc tố sinh ra ở bờ mi2. Vệ sinh 1 hay 2 lần/ngày. Chườm ấm trước trong 5 – 10 phút để làm mềm chất tiết cứng (vảy gàu, lipid đông bám tại bờ mi/lông mi), sau đó làm sạch bằng đầu tăm bông hay vải thấm nước ấm (hoặc dung dịch xà bông gội đầu trẻ em) để lấy hết chất bẩn bám. Sau đó massage bờ mi Bệnh kiểm soát có thể giảm dần thời gian vệ sinh mi mắt.
- Kháng sinh1,2,10: có thể dùng kháng sinh tra bờ mi, một số trường hợp sử dụng kháng sinh toàn thân, tuy nhiên phải có chỉ định của bác sĩ Nhãn khoa khi sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm bờ mi.
- Cách phương pháp điều trị khác:
- Kháng viêm: tra tại chỗ trong trường hợp viêm nặng
- Nước mắt nhân tạo
- Bổ sung axit béo omega-3 qua đường uống
- Các phương pháp điều trị mới: Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao được nghiên cứu có hiệu quả cao trong rối loạn chức năng tuyến bã meibomius.
- Các biến chứng có thể gặp của viêm bờ mi: Lẹo ngoài. Rối loạn chức năng tuyến tiết nhờn (tuyến meibomius). Khô mắt, cộm xốn; Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ, viêm giác mạc ảnh hưởng thị lực. Viêm nhiễm lâu ngày tạo sẹo gây loạn dưỡng bờ mi2
-
Hình 6: Minh họa vệ sinh và massage mi mắt
Theo dõi
- Bệnh theo dõi tái khám từ 2 đến 4 tuần tùy vào tình trạng bệnh10. Bệnh nhân (đặc biệt là trẻ em), nên được khám hoặc tái khám ngay trong bất kỳ trường hợp nào sau đây5:
- Mất thị lực
- Đau vừa hoặc nặng
- Đỏ nặng hoặc mãn tính
- Biến chứng viêm các thành phần bề mặt nhãn cầu khác
- Thường xuyên tái phát
- Kém đáp ứng với điều trị
- Hiện nay, điều trị viêm bờ mi là điều trị triệu chứng, đây là trường hợp mạn tính đa yếu tố, người bệnh phải hiểu rằng bệnh có thể tái phát, các triệu chứng có thể được cải thiện nhưng hiếm khi hết hoàn toàn. một điều may mắn là đa số viêm bờ mi nếu được quản lý tốt thì thường chỉ ở giai đoạn nhẹ, vì vậy quan trọng hơn hết là giáo dục cho bệnh nhân cách nhận biết bệnh, biết cách vệ sinh bờ mi và các trường hợp cần đến khám bởi bác sĩ nhãn khoa để có thể điều trị kịp thời tránh diễn tiến nặng và phương pháp phòng ngừa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Salmon JF. KANSKI’S Clinical Ophthalmology A Systematic Approach. Ninth ed. Elsevier; 2020:70-75.
- Hơn ĐN. NHÃN KHOA (tập 2). Nhà xuất bản y học Hà Nội; 2014.
- Christopher J. Rapuano ea. 2023–2024 BCSC Basic and Clinical Science Course. Section 2 Fundamentals and Principles of Ophthalmology. 2023.
- Vidal-Orozco C, Saldarriaga-Santos C. Prevalence of blepharitis in adult patients in Bogotá, Colombia. The Pan-American Journal of Ophthalmology. 2023;5(1)doi:10.4103/pajo.pajo_18_23
- Lin A, Ahmad S, Amescua G, et al. Blepharitis Preferred Practice Pattern(R). Ophthalmology. Apr 2024;131(4):P50-P86. doi:10.1016/j.ophtha.2023.12.036
- Christopher J. Rapuano ea. 2023–2024 BCSC Basic and Clinical Science Course. Section 8: External Disease and Cornea. American Academy of Ophthalmology; 2023.
- Doan S, Zagorski Z, Palmares J, et al. Eyelid Disorders in Ophthalmology Practice: Results from a Large International Epidemiological Study in Eleven Countries. Ophthalmol Ther. Sep 2020;9(3):597-608. doi:10.1007/s40123-020-00268-4
- Gostimir M, Allen LH. Is there enough evidence for the routine recommendation of eyelid wipes? A systematic review of the role of eyelid wipes in the management of blepharitis. Can J Ophthalmol. Oct 2020;55(5):424-436. doi:10.1016/j.jcjo.2020.05.015
- Pflugfelder SC, Karpecki PM, Perez VL. Treatment of blepharitis: recent clinical trials. Ocul Surf. Oct 2014;12(4):273-84. doi:10.1016/j.jtos.2014.05.005
- al KAGe. The Wills Eye Manual: Office and Emergency Room Diagnosis and Treatment of Eye Disease. 8th ed. Wolters Kluwer; 2022.