204

Xét nghiệm BUN là gì? Ý nghĩa xét nghiệm BUN

 

 

Xét nghiệm BUN cung cấp những thông tin quan trọng nhằm hỗ trợ đánh giá tình trạng hoạt động của gan và thận trong cơ thể. Nếu sử dụng đơn vị mg/dl thì cần phân biệt hai khái niệm Ure và BUN để tránh nhận định kết quả sai.

1. Xét nghiệm BUN là gì?

BUN là chữ viết tắt của Blood Urea Nitrogen, có nghĩa là lượng nitơ có trong ure, khác với xét nghiệm ure máu là đo toàn bộ các phân tử ure có trong máu. Một số nơi còn gọi xét nghiệm BUN bằng cái tên xét nghiệm ure máu. Tuy nhiên cần phân biệt rõ xét nghiệm BUN chỉ đo lường lượng nitơ có trong ure (urea nitrogen) chứ không phải toàn bộ phân tử ure trong máu.

Ure được tạo ra ở gan theo chu trình Crebs-Henseleit theo cơ chế như sau:

  • Gan tạo ra amoniac, trong đó có chứa nitro;
  • Nitro kết hợp với những yếu tố khác, ví dụ như carbon, hydro và oxy;
  • Một chất thải hóa học được tạo thành là urea;
  • Urea theo dòng máu di chuyển từ gan đến thận;
  • Thận thực hiện chức năng lọc bỏ ure và các chất thải khác từ máu;
  • Những sản phẩm thải được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.

Quá trình hình thành ure có thể được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Protein–> acid amin –> NH3 –>Carbamyl phosphate –> Citrulin –> Arginen –> Urêa

Ý nghĩa xét nghiệm BUN sẽ cho biết nồng độ urea nitrogen trong máu đang ở mức bình thường hay bất thường. Nếu như nồng độ urea nitrogen quá cao hoặc quá thấp thì có thể là dấu hiệu cảnh báo thận hay gan đang gặp vấn đề, cũng như một số tình trạng sức khỏe khác.

Xét nghiệm BUN là gì
Cơ chế sản xuất BUN

2. Cách tính BUN từ ure

Xét nghiệm BUN được tiến hành phổ biến ở một vài quốc gia như Hoa Kỳ, Mexico, Áo và Đức. Các nước còn lại thường dùng xét nghiệm ure chứ không định lượng BUN, trong đó có Việt Nam.

Nếu sử dụng đơn vị mmol/l thì lúc này Ure = BUN nên sẽ không dẫn đến nhận định kết quả sai. Mặt khác, BUN và ure khi định lượng với đơn vị mg/dl sẽ cho các số liệu khác nhau. Do đó nhân viên y tế cũng như bệnh nhân cần nắm được cách tính BUN từ ure (và ngược lại) để hiểu được ý nghĩa xét nghiệm BUN và các chỉ số có trong phiếu kết quả.

Hiện nay, kết quả xét nghiệm BUN đều được tính dựa trên xét nghiệm ure toàn phần trong máu. Công thức chuyển đổi từ BuN sang ure như sau:

+ Nếu tính theo đơn vị mmol/l thì nồng độ BUN = Ure.

+ Ure = BUN x 2.14 (mg/dL).

+ BUN (mmol/l) = BUN (mg/dl) × 0,3571

3. Quy trình tiến hành xét nghiệm BUN

3.1. Chỉ định

Xét nghiệm BUN thường được bác sĩ chỉ định thực hiện trong trường hợp:

  • Nghi ngờ có tổn thương thận cũng như tất cả bệnh lý về thận;
  • Cần đánh giá chức năng của thận;
  • Xác định hiệu quả của quá trình điều trị lọc máu ở bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc.
  • Thực hiện cùng với xét nghiệm Creatinin để chẩn đoán những người có nguy cơ cao mắc các bệnh về thận.

– Dùng để chẩn đoán một số bệnh lý khác như: suy tim xung huyết, tắc nghẽn đường tiết niệu,…Để đánh giá chính xác nhất chức năng bài trừ chất thải từ máu của thận, bác sĩ cũng thường chỉ định lấy mẫu máu để đo tỷ suất ước tính độ lọc cầu thận (eGFR).

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm BUN bất thường tuy không đủ điều kiện để khẳng định bất cứ tình trạng nào, nhưng lại chính là một phần trong xét nghiệm máu giúp chẩn đoán một số bệnh khác, chẳng hạn như:

  • Khi có các dấu hiệu tổn thương gan, rối loạn chức năng gan.
  • Những trường hợp suy dinh dưỡng.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu;
  • Suy tim sung huyết;
  • Chảy máu đường tiêu hóa.
Đau trong ung thư gan: Những điều cần biết
Xét nghiệm BUN giúp chẩn đoán bệnh lý gan

Ở những người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về thận, khi thực hiện xét nghiệm máu để định lượng nồng độ urea nitrogen, các bác sĩ có thể đồng thời kiểm tra nồng độ creatine. Creatine là một chất hóa học được thoái hóa từ quá trình chuyển hóa của cơ và vận chuyển đến thận qua đường máu. Vì vậy nồng độ creatine cao cũng có nguy cơ là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận.

3.2. Chuẩn bị

Nếu mẫu máu kiểm tra chỉ được dùng để xác định nồng độ urea nitrogen, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống bình thường (tránh ăn quá nhiều protein) trước khi tiến hành xét nghiệm BUN. Tuy nhiên trong trường hợp mẫu máu còn được sử dụng cho các xét nghiệm bổ sung khác, bác sĩ sẽ dặn dò chi tiết về những điều cần chuẩn bị và kiêng cữ trước đó.

3.3. Các bước thực hiện

Bệnh nhân sẽ được lấy máu từ tĩnh mạch ở vị trí bên trong khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Sau đó, mẫu máu sẽ được cho vào ống huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Heparin, EDTA,… và chuyển tới phòng thí nghiệm để phân tích. Đối với xét nghiệm nước tiểu thì sẽ lấy mẫu bệnh phẩm trong vòng 24h. Người làm xét nghiệm có thể sinh hoạt bình thường trở lại ngay sau đó.

Xét nghiệm HIV
Xét nghiệm chỉ số BUN trong máu

4. Ý nghĩa xét nghiệm BUN

4.1. BUN có giá trị bình thường

Nồng độ BUN trong máu và nước tiểu ở người khỏe mạnh bình thường là:

  • Nồng độ BUN = ure trong máu: Đối với nam giới trưởng thành: Từ 8 – 24 mg / dL tương đương 2,86 – 8,57 mmol / L; Đối với phụ nữ trưởng thành: Từ 6 – 21 mg / dl tương đương 2,14 – 7,50 mmol / L.
  • Nồng độ ure trong nước tiểu: 428 – 714 mmol/ 24 giờ.

Kết quả của xét nghiệm BUN được có thể được đo bằng đơn vị mg/dL (tại Mỹ) lẫn mmol/L (quốc tế). Nhìn chung, khoảng giá trị nitơ urê máu bình thường là:

Tuy nhiên phạm vi trung bình cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tham chiếu được áp dụng tại các phòng thí nghiệm và độ tuổi của người làm xét nghiệm. Cụ thể, nồng độ urea nitrogen có xu hướng tăng theo tuổi tác, vì vậy chỉ số này ở trẻ em sẽ thấp hơn giá trị bình thường.

4.2. Chỉ số BUN tăng

Như đã đề cập, nồng độ urea nitrogen cao là dấu hiệu cho thấy thận hoạt động không tốt. Đặc biệt nếu kết quả trên 50 mg / dL (17,85 mmol / L) thì có thể cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về thận như:

  • Viêm vi cầu thận cấp;
  • Viêm đài bể thận cấp;
  • Hoại tử ống thận cấp;
  • Suy thận;
Suy thận
Bệnh lý suy thận có thể gây tăng chỉ số BUN

Tuy nhiên chỉ số BUN tăng cũng có khả năng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu do u, sỏi và phì đại tiền liệt tuyến;
  • Suy tim sung huyết;
  • Nhồi máu cơ tim gần đây;
  • Xuất huyết dạ dày;
  • Mất nước do không uống đủ hoặc vì lý do khác;
  • Sốc (choáng);
  • Bỏng nặng gây giảm thể tích;
  • Tăng chuyển hoá protein, có thể là do đói;
  • Chế độ dinh dưỡng giàu đạm làm tăng lượng protein hấp thu vào;
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như: Corticosteroids và vài nhóm thuốc kháng sinh.
"Thủ phạm" gây xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có thể gây tăng chỉ số BUN

4.3. Chỉ số BUN thấp hơn mức bình thường

Kết quả xét nghiệm thấp hơn mức độ nitơ urê máu bình thường có thể là dấu hiệu của tổn thương gan hoặc gây ra do chế độ ăn uống. Cụ thể:

  • Suy gan;
  • Chế độ ăn uống thiếu protein;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Hydrat hoá quá mức, ăn nhiều carbohydrate.

Căn cứ trên thể trạng chi tiết của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành thêm một vài xét nghiệm máu hoặc nước tiểu khác bên cạnh xét nghiệm BUN. Việc này giúp chẩn đoán xác định vấn đề bất thường tại thận hoặc gan, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp và kịp thời.

nguồn: internet