557

Xét nghiệm là gì và vai trò của xét nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh?

Trong cuộc sống, chúng ta chắc hẳn đã được nghe rất nhiều lần hai từ “xét nghiệm”. Thậm chí đến bản thân chúng ta cũng có thể đã tiếp nhận nhiều loại xét nghiệm. Tuy nhiên, rất ít người có thể định nghĩa được rõ ràng xét nghiệm là gì. Và ngay cả vai trò của nó cũng ít ai có thể hiểu một cách trọn vẹn.

1. Vậy xét nghiệm là gì? 

Trước tiên chúng ta sẽ định nghĩa về xét nghiệm là gì theo nghĩa chung nhất. Theo đó, xét nghiệm chính là hoạt động điều tra, là quá trình phân tích chức năng, tình trạng các cơ quan trên cơ thể,  gồm nhiều bước. Kết quả cuối cùng của hoạt động xét nghiệm là nhằm chứng minh cho chẩn đoán sơ bộ trước đó hoặc chứng minh cho kết quả điều trị có đạt hiệu quả hay không. 

Xét nghiệm chính là hoạt động điều tra, là quá trình phân tích gồm có nhiều bước

Xét nghiệm chính là hoạt động kiểm tra, là quá trình phân tích gồm có nhiều bước

Trong y học, xét nghiệm cũng là hoạt động được diễn ra nhằm mục đích điều tra, phân tích. Xét nghiệm cụ thể được diễn ra trong các phòng thí nghiệm đạt chuẩn của bệnh viện. Mẫu xét nghiệm rất đa dạng. Đó có thể là máu, là nước tiểu, và nhiều mẫu hữu cơ khác. Việc xét nghiệm do các bác sĩ chuyên môn thực hiện. Kết quả xét nghiệm thu được chính là cơ sở để bác sĩ đưa ra các chẩn đoán bệnh. 

Từ đây bạn đã hiểu xét nghiệm là gì rồi chứ. Vậy bạn có thắc mắc gì về quy trình của việc xét nghiệm này không? Bên cạnh đó vai trò của hoạt động xét nghiệm là gì

2. Quy trình xét nghiệm 

Như chúng ta vừa nói ở trên, xét nghiệm là một quy trình phân tích gồm có nhiều bước. Vậy các bước cụ thể ở đây là gì? 

2.1. Bước đầu tiên trong quy trình xét nghiệm là lấy mẫu xét nghiệm 

Để có thể tiến hành xét nghiệm, bước đầu tiên trong quy trình chính là lấy mẫu xét nghiệm. Tùy theo loại xét nghiệm bệnh nhân muốn làm mà mẫu xét nghiệm sẽ khác nhau. 

Ví dụ như bạn muốn làm xét nghiệm máu thì mẫu xét nghiệm bạn cần cung cấp là máu. Còn nếu bạn muốn xét nghiệm ADN thì mẫu xét nghiệm sẽ đa dạng hơn. Đó có thể là tóc, móng tay, máu, bàn chải đánh răng,… 

Có một điều bạn cần biết khi lấy mẫu xét  nghiệm. Đó là đối với mỗi loại mẫu xét nghiệm khác nhau thì cách thức lấy mẫu cũng khác nhau. Có những mẫu xét nghiệm có thể lấy rất đơn giản và nhanh chóng. Ví dụ như tóc, nước tiểu,… Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những mẫu xét nghiệm có quy trình thu thập phức tạp hơn. Ví dụ như máu, mô tế bào,… 

2.2. Bước thứ hai trong quy trình là tiến hành phân tích mẫu 

Sau khi thu thập mẫu xét nghiệm xong, bước tiếp theo trong quy trình là phân tích mẫu. Việc phân tích mẫu xét nghiệm sẽ thuộc về trách nghiệm của các bác sĩ chuyên môn. Quá trình phân tích cần được tiến hành trong các phòng điều kiện đạt chuẩn nhất. Ví dụ như phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn,… 

Việc tiến hành phân tích mẫu sẽ khác nhau đối với những mẫu xét nghiệm khác nhau. Khi loại xét nghiệm càng phức tạp thì việc tiến hành phân tích mẫu cũng khó khăn hơn. Một trong những loại mẫu khó phân tích ta có thể kể đến là nước ối, tinh trùng. Ngoài ra bàn chải đánh răng, mô tế bào cố định trên Paraffin,… cũng là những mẫu rất khó phân tích.

Quy trình xét nghiệm gồm có 3 bước

Quy trình xét nghiệm gồm có 3 bước

2.3. Bước thứ ba là thu thập kết quả xét nghiệm 

Thông qua bước phân tích mẫu, bác sĩ sẽ thu về những số liệu, những chỉ số nhất định. Tùy vào mỗi loại xét nghiệm, mục đích xét nghiệm mà các chỉ số cần phân tích sự khác nhau. Các chỉ số này sẽ thuộc vào hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, chỉ số có thể thấp hơn hoặc vượt quá điều kiện chỉ số tiêu chuẩn. Trường hợp thứ hai, chỉ số sẽ nằm trong khoảng điều kiện chỉ số tiêu chuẩn. 

Khi bác sĩ đã phân tích đủ các chỉ số cần thiết thì nhìn vào bảng phân tích, kết quả xét nghiệm sẽ được đưa ra.

Kết quả xét nghiệm sẽ trở thành căn cứ chính để bác sĩ đưa ra kết luận về sức khỏe hay vấn đề mà bệnh nhân muốn biết rõ. 

3. Vậy vai trò của xét nghiệm là gì? 

Hiểu rõ vai trò của xét nghiệm là gì sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xét nghiệm. Vậy cụ thể việc xét nghiệm có vai trò gì? 

3.1. Xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán bệnh của bệnh nhân một cách chính xác nhất thông qua xét nghiệm. 

Thông thường khi thăm khám cho bệnh nhân, trước hết bác sĩ sẽ khám sơ bộ. Các bước khám sơ bộ bao gồm đo huyết áp, nhịp tim,… Ngoài ra, bác sĩ còn hỏi thăm bệnh nhân về các triệu chứng hay gặp phải. Thông qua hoạt động khám sơ bộ này, bác sĩ sẽ đưa ra được những phán đoán sơ bộ nhất định. Tuy nhiên dữ liệu này chưa đủ để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán bệnh tình. 

Xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Chẩn đoán bệnh chỉ có thể được đưa ra khi đã có kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm chính là dữ liệu thứ cấp quan trọng nhất. Các con số trên tờ kết quả chính là những “dữ liệu biết nói”, thể hiện rõ ràng nhất tình trạng bên trong của cơ thể. Từ đó, bác sĩ mới có cơ sở để dựa vào rồi đưa ra kết luận chính xác về sức khỏe của người bệnh. 

3.2. Kết quả xét nghiệm là cơ sở để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị bệnh 

Không chỉ có vai trò đối với khâu chẩn đoán bệnh. Vai trò quan trọng của kết quả xét nghiệm còn là giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị.

Kết quả xét nghiệm chính là “bản mô tả” chi tiết các chức năng các cơ quan bên trong cơ thể. Nhìn vào kết quả này, bác sĩ sẽ biết rõ, bộ phận nào, chỉ số nào trong cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị bệnh hợp lý nhất cho bạn. 

nguồn: sưu tầm