Xét nghiệm độ thanh thải creatinin là một bước rất quan trọng để có thể xác định được tình trạng thận và các bệnh lý của thận.
1. Creatinin là gì?
Có thể nhiều người chưa biết rõ về creatinin và phương pháp xét nghiệm độ thanh thải creatinin. Tuy vậy bạn cũng không cần quá lo lắng bởi chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.
Creatinin trong cơ thể có nguồn gốc hỗn hợp:
Nguồn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp
Nguồn gốc nội sinh từ gân (tổng hợp từ arginine và methionine)
Một phần lớn creatin được duy trì ổn định trong các cơ vân
Creatin bị thoái biến trong các cơ thành Creatinin, chất này được đưa trở lại tuần hoàn rồi được thải trừ qua thận. Ở thận, Creatinin được lọc qua các cầu thận và không được ống thận tái hấp thu. Vì vậy, giá trị của creatin phản ảnh toàn bộ khối cơ của một cá thể, trái lại, giá trị của creatin chủ yếu phản ánh chức năng thận của bệnh nhân.
Nếu lượng creatinin trong máu ở mức ổn định thì đồng nghĩa với việc chức năng bài tiết của thận vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường. Nếu lượng creatinin máu tăng bất thường có thể là hậu quả của các tình trạng như: mất nước, tắc nghẽn đường tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bể thận, thậm chí là hoại tử ống thận cấp tính,… Nồng độ creatinin trong máu tăng càng cao thì càng cho thấy rõ tình trạng chức năng của thận ngày càng suy giảm hoặc đang mắc các bệnh về thận.
Chỉ số creatinin trong máu phản ánh đúng chức năng và tình trạng của thận
2. Biểu hiện suy giảm chức năng của thận:
Có nhiều biểu hiện cho thấy chức năng thận dần suy giảm. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết số biểu hiện cho thấy chức năng của thận dần suy giảm như sau:
-
Mệt mỏi, chán ăn.
-
Lượng nước tiểu giảm.
-
Bị phù ở các vùng như mặt, bụng, mắt cá chân,…
-
Nước tiểu có bọt hoặc có máu.
-
Đau vùng thắt lưng – hông, vị trí quanh khu vực của thận, có dịch bất thường trong khi tiểu, cảm giác khó chịu khi đi tiểu, hay buồn tiểu,…
Vậy làm thế nào để kiểm tra tình trạng của thận?
3. Xét nghiệm độ thanh thải creatinin
Xét nghiệm độ thanh thải creatinin là gì?
Khi chức năng của thận bị suy giảm sẽ kéo theo nồng độ creatinin trong máu tăng lên. Để biết được tình trạng chức năng của thận cũng như chẩn đoán bệnh thì cần được xét nghiệm độ thanh thải creatinin. Phương pháp xét nghiệm này rất cần thiết đối với những người mắc các bệnh lý cấp tính hoặc bác sĩ nghi ngờ chức năng của thận không tốt.
Xét nghiệm độ thanh thải creatinin có thể biết được tình trạng chức năng của thận
Bên cạnh đó, phương pháp xét nghiệm độ thanh thải creatinin hay nhiều khách hàng còn lầm tưởng và gọi là xét nghiệm thận còn được sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh của những người mắc các bệnh liên quan đến thận như:
-
Người bị mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm độ thanh thải creatinin ít nhất 1 lần/ năm.
-
Những bệnh lý có ảnh hưởng đến chức năng của thận như: tiểu đường, người đang dùng những loại thuốc có tác dụng phụ tới thận, tăng huyết áp,… cũng cần được thực hiện phương pháp xét nghiệm này.
-
Người mắc bệnh thận cần xét nghiệm thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Chỉ số creatinin:
Chỉ số creatinin trong máu của người bình thường ở những mức sau:
-
Nữ giới khỏe mạnh: 0.5 – 1.1 mg/dl hoặc 44 – 97 µmol/l (đơn vị SI)
-
Nam giới khỏe mạnh: 0.6 – 1.2 mg/dl hoặc 53 – 106 µmol/l (đơn vị SI)
-
Vị thành niên: 0.5 – 1.0 mg/dl hoặc 44 – 88.4 umol/l (đơn vị SI)
-
Trẻ em là 0.3 – 0.7 mg/dl hoặc 26.52 – 61.88 µmol/l (đơn vị SI)
-
Trẻ sơ sinh là 0.3 – 1.2 mg/dl hoặc 26.52 – 106.08 µmol/l (đơn vị SI)
Khi chỉ số creatinin trong máu tăng trên ngưỡng giá trị bình thường có nguy cơ suy thận.
Bảng thể hiện chỉ số creatinin và khả năng suy thận ở các mức độ khác nhau
Nếu đang ở tình trạng suy thận giai đoạn III-B trở đi, bạn buộc phải tiến hành chạy thận nhân tạo. Vấn đề này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bạn bởi chi phí tốn kém, chất lượng cuộc sống suy giảm và bạn sẽ phải gắn bó với việc chạy thận nhân tạo cả đời.
4. Nguyên nhân chỉ số creatinin trong máu tăng cao là gì?
Một số nguyên nhân khiến chỉ số creatinin trong máu tăng cao như:
-
Suy thận do các nguyên nhân trước thận như: mất nước, xuất huyết, hẹp động mạch thận,…
-
Suy thận do nguyên nhân tại thận như: tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, viêm thận, sỏi thận, nhiễm độc thận, tăng axit uric,…
-
Suy thận do các nguyên nhân sau thân như: sỏi thận, u tử cung, u bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến,…
5. Chỉ số creatinin có giảm không?
Có nhiều trường hợp có chỉ số creatinin trong máu thấp hơn bình thường như:
-
Người cao tuổi
-
Những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng
-
Những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính kéo dài,…
Chính vì thế nên chúng ta cần xét nghiệm creatinin để có thể kiểm soát được lượng creatin trong máu có đang ở mức bình thường hay không. Việc làm này có thể giúp chúng ta sớm kiểm soát được bệnh lý suy thận kịp thời, tránh phát hiện khi quá muộn sẽ dẫn tới suy thận và buộc phải điều trị bằng các phương pháp khác tốn kém hơn.
Nguồn: Internet