716

CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ TẮC LỆ QUẢN NGANG

BSNT. Hồ Thị Thu Giang

  1. Triệu chứng cơ năng
  • Chảy nước mắt
  1. Triệu chứng thực thể
  • Tắc lệ quản ngang gồm : tắc lệ quản trên, tắc lệ quản dưới.
  • Bơm rửa lệ đạo: nước trào tại chỗ.
  1. Nguyên nhân
  • Tắc lệ quản trên, dưới do :

+ Nút chặn điểm lệ trong điều trị khô mắt

+ Thuốc Iodoxuridine, 5-FU hay docetaxel trong hóa trị : có thể đặt ống thông lệ quản phòng ngừa tắc lệ quản trong giai đoạn bệnh nhân đang hóa trị.

+ Nhiễm trùng của kết mạc, lệ quản.

+ Bệnh lý viêm tự miễn : Pemphigoid, hội chứng Steven-Johnson. BN thường không chảy nước mắt nhiều, do tình trạng mất khả năng tiết nước mắt.

+ Chấn thương.

+ U ác tính.

  1. Chẩn đoán phân biệt
  • Tắc ống lệ mũi hoàn toàn/ không hoàn toàn.
  1. Cận lâm sàng
  • CT Scan / MRI : trường hợp nghi ngờ u ác tính, giúp phát hiện bệnh lý mũi xoang kèm theo.
  • Contrast dacryocystography và dacryoscintigraphy
  1. Điều trị
    • Đặt ống lệ quản ( canalicular stenting)
  • Lựa chọn đầu tay, hiệu quả trong các trường hợp chưa tắc hoàn toàn mà chỉ tắc một phần lệ quản ngang.
  • Trường hợp đã có sẹo lệ quản, phương pháp bơm bóng Catherter đơn độc thường không đủ để điều trị, cần phối hợp thêm đặt ống lệ quản.
    • Tạo hình lệ quản ( reconstruction)
  • Hiệu quả trong trường hợp vị trí tắc ngắn vài mm, gần điểm lệ.
  • Vị trí tắc được cắt bỏ và đặt ống lệ quản nối thông hai đầu tận, phục hồi lại giải phẫu lệ quản.
    • Phẫu thuật nối thông lệ quản mũi (canaliculodacryocystorhinostomy)
  • Chỉ định : tắc hoàn toàn lệ quản chung hoặc túi lệ hoại tử, còn lệ quản trên và dưới không bị tắc.
  • Lệ quản chung bị cắt bỏ, phần lệ quản trên và dưới được đặt ống thông trực tiếp vào túi lệ hoặc thành ngoài mũi.
    • Phẫu thuật nối thông hồ lệ mũi (conjunctivodacryocystorhinostomy )
  • Chỉ định : khi 1 hoặc cả hai lệ quản trên, dưới tắc nhiều.
  • Ống Jones được lựa chọn với kích thước phù hợp để đặt thông nối từ hồ lệ xuống xoăn mũi giữa.
  • Phẫu thuật nối thông hồ lệ mũi có thể được thực hiện bằng đường ngoài đơn thuần hoặc phối hợp laser nội soi.
  • Chăm sóc hậu phẫu khá khó khăn ( tháo, rửa, vệ sinh, thay ống..). Tuy vậy, phẫu thuật nối thông hồ lệ mũi thật sự hữu ích ở một số bệnh nhân chảy nước mắt dai dẳng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Hình ảnh phẫu thuật nối thông

hồ lệ mũi bằng ống John

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y Tế (2015), ”Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt”, tr 23-26.
  2. AAO (2020), ”Oculofacial Plastic and Orbital Surgery”, p 302-305.
  3. Nika Bagheri (2017), ”The Wills Eye Manual”, 7th Edition, p276-279.  
  4. Steele, E. A. (2016). ”Conjunctivodacryocystorhinostomy with Jones tube. Current Opinion in Ophthalmology”, 27(5), 439–442.