22

CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM PLT – ĐẾM SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU

1. Thế nào là xét nghiệm PLT và chức năng của tiểu cầu đối với cơ thể

xét nghiệm PLT là một xét nghiệm quan trọng trong khám chữa bệnh. PLT là viết tắt của cụm từ Platelet Count (đếm tiểu cầu) có nghĩa là xét nghiệm tiểu cầu – đếm số lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu. 

Tiểu cầu là một loại tế bào máu có bản chất là protein được hình thành từ tủy xương và giải phóng vào máu. Tiểu cầu theo máu đi khắp cơ thể và thực hiện chứng năng chính của mình: cầm máu thông qua quá trình đông – cầm máu. Như vậy có thể thấy rằng đây là thành phần đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Một khi lượng tiểu cầu thấp, quá trình đông máu khó xảy ra dẫn đến nguy cơ bị mất nhiều máu do một tai nạn, chấn thương hay phẫu thuật. Một số trường hợp lượng tiểu cầu trong máu quá thấp sẽ xảy ra hiện tượng “chảy máu tự phát”, rất nguy hiểm đến tính mạng. 

Ngược lại, nếu lượng tiểu cầu trong máu tăng cao thì có thể đông máu dễ xảy ra đến nỗi có thể tự hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, gây tai biến và có thể tử vong.

Các rối loạn số lượng tiểu cầu thường là dấu hiệu nguy hiểm

Ở người bình thường, trong máu chứa khoảng 150-450 G/L máu, biến động tùy theo từng người. Những người có số lượng tiểu cầu nằm ngoài giới hạn cho phép có thể đang gặp các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ.

2. Xét nghiệm PLT được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm đếm tiểu cầu có thể được tiến hành trong các xét nghiệm máu thường quy khi khám và điều trị bệnh. 

Ngoài ra, xét nghiệm này có thể được chỉ định cho các người có dấu hiệu:

  • Chảy máu không rõ nguyên nhân.

  • Cơ thể có nhiều vết bầm tím không rõ nguyên nhân.

  • Chảy máu ở các vết thương nhỏ nhưng rất khó cầm máu.

  • Xuất huyết dạ dày hay các bệnh xuất huyết mãn tính.

  • Người mắc các bệnh: u tủy xương, ung thư máu, lupus,… cũng nên xét nghiệm tiểu cầu để kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh.

Vết bầm tím xuất hiện không rõ nguyên nhân có thể là do rối loạn số lượng tiểu cầu

Khi có các dấu hiệu bất thường nói trên, bạn nên gặp bác sĩ để được khám và xét nghiệm PLT sớm.

3. Quy trình xét nghiệm PLT

Quy trình xét nghiệm có thể được tóm tắt qua các bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân khi thấy các dấu hiệu bất thường đến gặp bác sĩ và được thăm khám sơ bộ, chỉ định làm xét nghiệm PLT.

  • Bước 2: Lấy máu xét nghiệm. Lấy một lượng máu vừa phải ở tĩnh mạch (thường là tĩnh mạch cánh tay) cho vào ống xét nghiệm.

  • Bước 3: Đưa mẫu xét nghiệm vào phân tích bằng máy xét nghiệm máu chuyên dụng.

  • Bước 4: Trả kết quả. Bác sĩ đọc kết quả và kết luận bệnh.

4. Giá trị PLT cao hoặc thấp hơn bình thường ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?

Xét nghiệm PLT tăng cao là khi chỉ số này > 450 G/L máu. Tiểu cầu nhiều hình thành các cục máu đông gây nên hiện tượng huyết khối, tắc mạch, cản trở máu lưu thông dẫn đến đột quỵ, tai biến. Nguyên nhân dẫn đến tăng chỉ số PLT là do rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh xơ hoá tuỷ xương, bệnh tăng tiểu cầu vô căn,… Sau khi bị chấn thương, chảy máu nhiều hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ lách, các bệnh viêm cũng có thể làm tăng tiểu cầu trong máu.

Chỉ số PLT giảm dưới 150 G/L máu, tùy vào đáp ứng của cơ thể mỗi người có thể sẽ gặp các biến chứng khác nhau như: tình trạng mất máu do máu khó đông, nặng hơn là chảy máu tự phát. Các trường hợp bệnh nhân có chỉ số PLT giảm: 

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu.

  • Bệnh máu trắng (ung thư máu).

  • Bệnh nhân điều trị bằng các chất hoá trị liệu.

  • Bệnh phì lách.

  • Có kháng thể kháng tiểu cầu làm tiểu cầu bị huỷ hoại.

Bất kỳ tăng hay giảm số lượng tiểu cầu đều dẫn đến các tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Vì thế cần làm xét nghiệm tiểu cầu sớm để được điều trị kịp thời.

5. Chẩn đoán các bệnh liên quan đến việc làm giảm chỉ số PLT

Phần lớn các rối loạn PLT chính là PLT thấp. Xét nghiệm PLT cho chỉ số thấp có thể là dấu hiệu cho các bệnh nguy hiểm. Khi bạn nghi ngờ mình bị giảm tiểu cầu thông qua các triệu chứng như: các vết bầm tím trên cơ thể, khó cầm máu, cơ thể mệt mỏi,… Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau để hỗ trợ chẩn đoán PLT thấp:

  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu đếm số lượng tiểu cầu để xem có thấp hơn bình thường hay không, đồng thời có thể phát hiện được các loại protein kháng tiểu cầu có trong máu.

  • Xét nghiệm đông máu: Bệnh nhân sẽ được lấy máu cho vào ống đựng chung với các hoá chất cần thiết để làm xét nghiệm prothrombin và thời gian thromboplastin từng phần.  

  • Siêu âm lá lách kiểm tra kích thước lá lách. Bởi vì một trong những nguyên nhân khiến tiểu cầu giảm đó là phì đại lá lách.

  • Chọc tủy và sinh thiết tủy xương trong trường hợp nghi ngờ bệnh lý ở tủy xương là nguyên nhân dẫn đến PLT giảm. Phương pháp này cũng giúp phát hiện sớm bệnh ung thư máu.

6. Các bệnh lý dẫn đến chỉ số PLT bất thường có điều trị được không?

PLT thấp là một tình trạng nguy hiểm. Tuỳ theo nguyên nhân dẫn đến tình trạng PLT thấp mà đánh giá và sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau.