78

CHIẾN DỊCH BỔ SUNG VITAMIN A CHO TRẺ TỪ 6 – 35 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN MẮT ĐỢT 1 NĂM 2024

Vai trò của vitamin A

🌻Thiếu Vitamin A là tình trạng bệnh lý gây suy giảm một số chức năng của cơ thể bao gồm chức năng thị giác, tăng trưởng, biệt hóa tế bào, miễn dịch, sinh sản. Thiếu Vitamin A biểu hiện lâm sàng và tiền lâm sàng ở các mức độ nặng, trung bình, nhẹ đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

🌻Thiếu Vitamin A biểu hiện trên lâm sàng và cận lâm sàng như sau:

      • Khô mắt: Bao gồm tất cả các tổn thương bệnh lý ở mắt như tổn thương kết mạc, giác mác, võng mạc.
      • Vitamin A (chỉ số retinol) huyết thanh thấp.

Nguyên nhân thiếu Vitamin A: Do khẩu phẩn ăn thiếu Vitamin A, cơ thể người bệnh tăng sử dụng Vitamin A khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn (sởi, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp…), suy dinh dưỡng protein năng lượng, một số trường hợp do giảm khả năng hấp thu Vitamin A do các nguyên nhân khác nhau.

Trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi có nguy cơ cao thiếu Vitamin A, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển, tăng trưởng và tình trạng sức khỏe, việc bổ sung Vitamin A liều cao tại các tỉnh khó khăn, vùng mà trẻ em có khẩu phần ăn thiếu Vitamin A theo chiến dịch hàng năm là rất cấn thiết để bổ sung lượng Vitamin A cho cơ thể; bổ sung Vitamin A giúp làm giảm 23% tỷ lệ tử vong ở trẻ em.

📌 Bổ sung vitamin A liều cao là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm phòng chống thiếu vitamin A ở trẻ em. Mỗi liều dự phòng có thể bảo vệ trẻ trong thời gian từ 4 – 6 tháng. Vì vậy, hãy đưa trẻ 6 – 35 tháng tuổi đến Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Mắt để được uống vitamin A liều cao dự phòng vào thời gian sau:

Lưu ý: Bà mẹ đang mang thai tuyệt đối KHÔNG uống Vitamin A liều cao.

Theo dõi sau ngày uống Vitamin A

🔸 Viên nang Vitamin A sử dụng an toàn hiệu quả. Tuy nhiên, một tỷ lệ rất nhỏ có thể có biểu hiện tác dụng phụ: đau đầu, buồn nôn và tiêu chảy. Tác dụng phụ thường thoáng qua và phần lớn tự mất đi mà không cần xử trí. Việc theo dõi sau uống Vitamin A cần được thực hiện nghiêm túc để đánh giá việc sử dụng Vitamin A cũng như xử trí kịp thời các trường hợp có biểu hiện tác dụng phụ.

🔸 Việc theo dõi nên được thực hiện bởi cha mẹ/người chăm sóc trẻ với sự trợ giúp của cán bộ y tế.

  • Người chăm sóc trẻ

Theo dõi tình trạng của trẻ sau khi uống Vitamin A, nếu chỉ có tác dụng phụ thoáng qua như đau bụng, nhức đầu nhẹ sẽ tự mất đi sau ít giờ mà không cần xử trí. Nếu có các tác dụng phụ biểu hiện nhiều hơn như đau bụng nhiều, nôn mửa liên tục, dị ứng cần đưa trẻ em đến cơ sở y tế.

📌 Ngoài ra, trẻ trên 2 tuổi nên được tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng vì giun sán cũng làm hao hụt vitamin A.

Kiến thức và thực hành đúng của các bà mẹ và gia đình là hàng rào bảo vệ con mình chống bệnh tật và là bệ đỡ cho trẻ phát triển tốt nhất.

Theo Viện Dinh dưỡng, HCDC

Trưởng Khoa Dinh dưỡng 

(Đã ký)