Căn cứ thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 30/08/2019 về việc “Quy định về Danh mục thuốc hiếm” của Bộ trưởng Bộ Y tế, Khoa Dược đưa ra Danh mục thuốc hiếm tại bệnh viện Mắt.
Một số định nghĩa:
- Danh mục thuốc hiếm được ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư này bao gồm:
- Danh mục thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp.
- Danh mục thuốc không sẵn có.
- Danh mục thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp: Một thuốc được xem xét để lựa chọn vào Danh mục thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
- Thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Thuốc có chỉ định được phân loại và cấp phép lưu hành là thuốc hiếm bởi một trong các cơ quan quản lý tham chiếu.
- Danh mục thuốc không sẵn có: Một thuốc được xem xét để lựa chọn vào Danh mục thuốc không sẵn có là thuốc mà trên thị trường Việt Nam chưa có sẵn các thuốc khác có khả năng thay thế hoặc thuốc có tài liệu chứng minh mang lại lợi ích đáng kể về mặt chất lượng, an toàn, hiệu quả so với các thuốc khác có khả năng thay thế trên thị trường trong nước và quốc tế và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị các bệnh có tỷ lệ ca bệnh hiện lưu hành trong một quần thể ngay tại một thời điểm thấp không quá 0,05% dân số và thuộc một trong các trường hợp sau đây: bệnh thuộc về gen; bệnh bẩm sinh; ung thư; tự miễn; truyền nhiễm; bệnh nhiễm trùng nhiệt đới và bệnh khác do Bộ trưởng BYT quyết định theo tư vấn của HĐ chuyên môn do Bộ trưởng BYT thành lập;
- Vaccin, thuốc chẩn đoán hoặc thuốc phòng bệnh có tỷ lệ sử dụng ước tính không quá 8.000 trường hợp mỗi năm tại Việt Nam;
- Thuốc phóng xạ, chất đánh dấu;
- Việc kinh doanh thuốc không tạo ra lợi nhuận đủ lớn để bù đắp chi phí đầu tư, tiếp thị thuốc tại thị trường Việt Nam.
DANH MỤC THUỐC HIẾM TẠI BỆNH VIỆN MẮT
(Thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 30/08/2019 về việc “Quy định về Danh mục thuốc hiếm”)
TT |
Hoạt chất |
Tên thương mại |
Nồng độ – Hàm lượng |
Đường dùng |
|
I/ Danh mục thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp |
|
||||
1 |
Pilocarpin |
Isopto Carpine 2% |
2% |
Thuốc mắt: Dung dịch nhỏ mắt 2% |
|
II/ Danh mục thuốc không có sẵn |
|
||||
2 |
Atropin |
Atropine coll. 1% 5ml |
1% 5ml |
Nhỏ mắt: Dung dịch nhỏ mắt 1% |
|
3 |
Calci clorid |
Calci Clorid |
0,50g/5ml |
Tiêm: Dung dịch tiêm truyền 10% |
|
4 |
Digoxin |
Digoxin Richter |
0,25mg |
Uống: Các dạng. |
|
5 |
Fluorescein |
Fluoresceine Monico |
20% |
Thuốc mắt: Dung dịch nhỏ mắt. |
|
6 |
Fluorouracil (5-FU) |
5-Fluorouracil “Ebewe” |
500mg/10ml |
Tiêm: Các dạng |
|
7 |
Natamycin |
Aumnata 5% coll |
5% (50mg/ml) |
Nhỏ mắt |
|
8 |
Natri bicarbonat |
Natri bicarbonat 1,4% |
1,4% (1,4g/100ml) |
Tiêm: Dung dịch tiêm 1,4% |
|
9 |
Nitroglycerin |
Nitromint |
2,6mg |
Đặt dưới lưỡi: viên đặt dưới lưỡi |
|
10 |
Pemirolast |
Alegysal |
0,1% (1mg/ml) |
Thuốc mắt: Dung dịch nhỏ mắt |
|
11 |
Tetracain |
Tetracain 0,5% |
0,5% |
Thuốc nhỏ mắt: dung dịch |
|
(Đính kèm Quy trình cung ứng thuốc hiếm theo yêu cầu điều trị và thuốc điều trị các bệnh hiếm gặp có hiệu lực từ ngày 15/10/2019, lưu tại khoa Dược)
Ghi chú:
- Tên hoạt chất ghi trong bảng này: cùng một hoạt chất có thể có nhiều cách viết khác nhau (tên gốc, tên khoa học, tên chung quốc tế (INN)…). Các tên này có thể được dùng thay thế cho nhau.
- Dạng tiêm ghi trong các Bảng này: Bao gồm cả dạng truyền (nếu có).
- Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp: chỉ định được phê duyệt khi đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký lưu hành có thể là chỉ định được ghi cụ thể hơn hoặc giới hạn lại hơn so với cách ghi chỉ định trong cột “Chỉ định phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: Thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 30/08/2019 về việc “Quy định về Danh mục thuốc hiếm” của Bộ trưởng Bộ Y tế.