410

GÂY TÊ VÙNG HỐC MẮT CÁC BIẾN CHỨNG VÀ DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG

 

Các biến chứng nghiêm trọng sau khi gây tê vùng hốc mắt là hiếm, nhưng có thể xảy ra sau khi thực hiện ở cả 2 kỹ thuật gây tê đi kim và bóc tách bằng cannula (dưới bao Tenon). Mỗi kỹ thuật gây tê vùng hốc mắt đều có nguy cơ và lợi ích.

Hầu hết các phẫu thuật mắt có thể được thực hiện dưới gây tê tại chỗ, có thể là nhỏ tê hoặc gây tê vùng hốc mắt. Những năm gần đây, nhỏ tê đã và đang trở thành phương thức gây tê phổ biến cho phẫu thuật đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, gây tê vùng hốc mắt được ưa thích hơn bởi các bác sĩ nhãn khoa cho phẫu thuật đục thủy tinh thể, cũng như các phẫu thuật mắt khác. Theo như nhiều nghiên cứu gần đây, nhiều bệnh nhân thích được gây tê vùng hốc mắt hơn. Kỹ thuật gây tê tại chỗ được ưa thích, bởi vì chúng có thể giúp giảm đau hốc mắt và/hoặc bất động với tỉ lệ mắc tác dụng phụ toàn thân thấp so với gây mê toàn diện. Những yếu tố này là đặc biệt quan trọng đối với nhưng bệnh nhân già và dễ tổn thương phải trải qua phẫu thuật mắt.

1/Các biến chứng do kim

Phù kết mạc (chemosis) và xuất huyết dưới kết mạc (ecchymosis) có thể xảy ra sau gây tê bằng kim. Gây tê cạnh cầu thường liên quan với phù kết mạc và xuất huyết kết mạc hơn gây tê hậu cầu, do sự lan ra phía trước của thuốc tê và tổn thương mạch máu nhỏ bởi đầu kim, tương ứng. Những biến chứng nhỏ này thường không cần can thiệp bằng phẫu thuật và tự hồi phục trong vài giờ. Xuất huyết mí mắt là biến chứng nhỏ khác do kim và ước tính xảy ra trong 4% người bệnh.

2/Xuất huyết hậu cầu

Là một biến chứng nặng của cả gây tê trong nón cơ và ngoài nón cơ, xảy ra sau khi chảy máu sau nhãn cầu. Xuất huyết có thể từ tĩnh mạch hoặc động mạch và có thể kín đáo hoặc không. Sự lan của máu vào mô cạnh cầu làm tăng thể tích mô và áp lực.

3/Tổn thương nhãn cầu

Tổn thương nhãn cầu là hiếm, nhưng là biến chứng nghiêm trọng đã được báo cáo sau cả 2 kỹ thuật gây tê trong nón cơ và ngoài nón cơ và thậm chí sau kỹ thuật gây tê khác cho các phẫu thuật nhỏ như phẫu thuật mí mắt. Xuyên nhãn cầu được biết vết thương thủng 2 lần (vết thương đi vào và đi ra), trong khi thủng nhãn cầu chỉ có vết thương đi vào. Tỉ lệ mắc của biến chứng này là tương tự ở cả 2 kỹ thuật, thay đổi từ 0% đến 0,1%.

Triệu chứng của xuyên nhãn cầu gồm đau mắt dữ dội, mất thị lực đột ngột và giảm trương lực. Trong một tổng quan, khoảng 50% người bệnh không có triệu chứng ngay lập tức.

Nếu xuyên nhãn cầu được nghi ngờ, phẫu thuật viên nên thông báo ngay. Soi đáy mắt hoặc siêu âm được thực hiện để đánh giá tổn thương.

4/Tổn thương thần kinh thị

Tổn thương thần kinh thị và động mạch võng mạc trung tâm được chứa trong thần kinh là hiếm. Động mạch này là nhánh đầu tiên và nhỏ nhất của động mạch mắt, tách ra từ mạch máu đó, khi nó nằm dưới thần kinh thị. Nó chạy một đoạn ngắn trong bao màng cứng của thần kinh thị và khoảng 35 mm từ rìa hốc mắt, đi vào thần kinh và chạy tiến tới trung tâm của thần kinh đến võng mạc.

5/Độc tính cơ

Tổn thương cơ vận nhãn ngoài do gây tê hốc mắt có thể dẫn đến lé (gây ra song thị), sụp mi (sụp mi trên) và quặm mi (gập mi mắt). Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp lâm sàng của vấn đề cơ vận nhãn ngoài đều bị gây ra bởi gây tê hốc mắt, như song thị đã mắc phải từ trước là không được biểu hiện sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, sai lệch cảm giác và thị lực khác thường.

6/Thuốc tê lan vào thần kinh trung ương và gây tê thân não

Sự lan thuốc tê vào hệ thần kinh trung ương sau gây tê mắt đã được mô tả rõ. Màng cứng não đóng vai trò như bao hình ống cho thần kinh thị khi nó đi qua lỗ thị. Cái bao này hợp nhất với lớp ngoài thần kinh của thần kinh thị và nó liên tục với củng mạc, cung cấp kênh dẫn tiềm ẩn thuốc tê đến khoang dưới màng cứng của não. Thuốc tê lan đến thần kinh trung ương xảy ra nếu đầu kim làm thủng bao thần kinh thị và tiêm thuốc xảy ra tại đó

7/Biến chứng thần kinh số VII

Tê thần kinh mặt được thực hiện do tê cơ vòng mi trong khi tê hậu cầu cổ điển. Thần kinh này có thể bị tê ở một vài vị trí sau khi đi ra khỏi nền sọ. Nhiều biến chứng như liệt nữa mặt, lan thuốc tê đến thần kinh phế vị, thần kinh thiệt hầu và thần kinh gai sống, phù phổi do thần kinh và biến chứng hiếm khác đã được báo cáo.

8/Phản xạ mắt tim (OCR)

Biến chứng này biểu hiện khi nhịp tim chậm và hạ huyết áp đáp ứng kính thích cơ học nhãn cầu. Ít phổ biến hơn, rối loạn nhịp hoặc vô tâm thu có thể xảy ra.

9/Phản ứng dị ứng

Phản ứng dị ứng do thuốc tê nhóm amide thường được sử dụng trong gây tê mắt, nhưng Lidocain và Bupivacain là hiếm. Có trường hợp đã được báo cáo bị phản ứng dị ứng sau sử dụng Hyaluronidase trộn với thuốc tê.

Kết luận

Rõ ràng là những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra từ tất cả các kỹ thuật gây tê mắt. Trước khi cố gắng thực hiện bất kỳ kỹ thuật gây tê vùng mắt, điều cần thiết là học về giải phẫu cấu trúc hốc mắt và kỹ thuật gây tê an toàn. Gây tê an toàn có thể thực hiện tốt nhất bởi người có kinh nghiệm, thành thạo về kỹ thuật gây tê. Bác sĩ gây mê trong phẫu thuật mắt nên được trang bị đủ kiến thức và sẵn sàng xử lý các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra ở tất cả người bệnh được gây tê mắt.

Tại bệnh viện Mắt chúng tôi trong những năm gần đây, nhỏ tê đã và đang trở thành phương thức gây tê phổ biến cho phẫu thuật đục thủy tinh thể, bên cạnh đó Gây tê cạnh nhãn cầu cũng là phương pháp vô cảm chiếm ưu thế trong các loại phẫu thuật mắt khác. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về thị lực thì hãy đến ngay bệnh viện chúng tôi để được các bác sĩ khám, điều trị sớm nhất và an toàn nhất.

Nguồn tham khảo : Orbital regional anesthesia- Complications and their prevention : Indian Journal of Ophthalmology. Kumar, C M