983

Tình trạng khô mắt sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể

  1. Triệu chứng lâm sàng

          Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy bệnh nhân sẽ có triệu chứng KM xuất hiện sau 1 tuần phẫu thuật, các triệu chứng này sẽ giảm dần cho đến 3 tháng sau phẫu thuật. Tuy nhiên nghiên cứu của Li (2013) cho thấy các triệu chứng KM có thể xuất hiện sau 1 tháng hậu phẫu và có thể tiếp tục cho đến 2 tháng sau. Sự khác biệt về mô hình triệu chứng KM trong nghiên cứu của Li được cho là do việc sử các loại thuốc nhỏ mắt cũng như thời gian sử dụng các loại thuốc này. (Tarivid Ophthalmic Solution sử dụng 4 lần/ngày trong vòng 2 tuần, Pred Forte 4 lần/ngày trong vòng 1 tuần và thuốc nhỏ mắt Pranopulin 4 lần/ngày trong vòng 1 tháng).

          Ngược lại với các nghiên cứu khác, nghiên cứu của Chao và cộng sự [17] lại cho thấy các triệu chứng KM giảm dần theo thời gian sau phẫu thuật. Kết quả này được Chao lý giải do triệu chứng KM mang tính chủ quan chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gây nhiễu trong bộ câu hỏi OSDI (bao gồm độ nhạy sáng và thị lực) [17]. Ngoài ra theo Sanchez, việc sử dụng các thuốc mỡ nhỏ mắt cũng góp phần cải thiện các triệu chứng và dấu hiệu KM, cũng như cải thiện tính ổn định nước mắt sau phẫu thuật ĐTTT. Giả thuyết đặt ra là các thuốc mỡ giúp thay thế các hợp chất nước mắt bị thiếu, giảm độ thẩm thấu nước mắt, và giảm hoặc “rửa sạch” các yếu tố viêm hoặc gây viêm [92].

  1. Mức độ khô mắt sau phẫu thuật

          Nghiên cứu của Saif cho thấy độ KM của bệnh nhân tăng đáng kể sau 1 tuần hậu phẫu (35% mức 1 và 45% mức 2) nếu so với trước khi phẫu thuật (0% mức 1 và 0% mức 2) và vẫn duy trì sự gia tăng này sau 4 tuần hậu phẫu (20% mức 1 và 20% mức 2)(p< 0,05). Sau 3 tháng thì độ KM mới giảm trở lại (15% mức 1 và 5% mức 2) gần với mức trước khi phẫu thuật [91].Nghiên cứu Kasetsuwa cho thấy độ KM sau phẫu thuật sẽ tăng đạt đỉnh sau 7 ngày và sau đó giảm dần cho đến sau tháng thứ 3 thì trở lại như bình.