50

HƯỞNG ỨNG NGÀY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THẾ GIỚI: ” NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHẨN ĐOÁN VÌ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH”

TOÀN THỂ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN MẮT HƯỞNG ỨNG NGÀY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH 17/9/2024 VỚI CHỦ ĐỀ:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHẨN ĐOÁN VÌ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH

“Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn – Get it right, make it safe”

Ngày An toàn Người bệnh thế giới được tổ chức vào ngày 17/9 hằng năm, là cơ hội để nâng cao nhận thức của cộng đồng, thúc đẩy sự hợp tác của người bệnh và nhân viên y tế nhằm hướng đến an toàn người bệnh.

Chủ đề năm nay là “Nâng cao chất lượng chẩn đoán vì an toàn người bệnh” với khẩu hiệu “Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn”, nêu bật tầm quan trọng của việc xác định chính xác vấn đề sức khỏe của người bệnh. Xác định chính xác vấn đề sức khỏe là chìa khóa để người bệnh được tiếp cận với phương pháp điều trị, chăm sóc, tiên lượng, giải thích về tình trạng bệnh đúng hướng.
Nâng cao chất lượng chẩn đoán không chỉ là chẩn đoán chính xác mà còn chẩn đoán kịp thời, không bỏ sót các bệnh kèm theo và tương tác, giải thích với người bệnh về tình trạng bệnh.

16% là tần suất tác hại có thể phòng tránh được do lỗi chẩn đoán gây ra. Lỗi chẩn đoán có thể đến từ nhiều nguyên nhân:

– Nguyên nhân không thể khắc phục: do lỗi không do sai sót (do thiếu triệu chứng, triệu chứng không điển hình).

– Nguyên nhân có thể khắc phục: do lỗi nhận thức và lỗi hệ thống.

+ Lỗi nhận thức: Thiếu thông tin trong hồ sơ cũ của người bệnh, thiếu sót trong theo dõi, kết luận chẩn đoán, thiếu sót trong truyền đạt thông tin,..

+ Lỗi hệ thống: Thiếu kiến thức về bệnh, thiếu sót trong tổng hợp kết quả, thiếu sót trong giải thích kết quả cho người bệnh.

 Vì vậy, áp dụng các chiến lược và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số chiến lược, biện pháp được khuyến cáo và đang áp dụng tại bệnh viện Mắt:

  1. Cải thiện giao tiếp giữa bác sĩ và người bệnh:

– Khuyến khích sự tham gia của người bệnh: lắng nghe và tạo điều kiện để người bệnh nêu ý kiến trong quá trình tư vấn và khám chữa bệnh.

– Lắng nghe người bệnh:

+ Hòm thư góp ý

+ Đường dây nóng

+ Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú, ngoại trú

+ Kiosk khảo sát không hài lòng

+ Họp Hội đồng bệnh nhân định kỳ.

  1. Nâng cao năng lực chuyên môn, cải thiện kỹ năng suy luận của nhân viên y tế:

– Đào tạo liên tục và cập nhật kiến thức mới là cần thiết để đảm bảo rằng nhân viên y tế có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác: Tập huấn toàn bộ các phác đồ điều trị mới xây dựng và cập nhật liên tục, tổ chức bình bệnh án định kỳ tại khoa, bình bệnh án bệnh viện, sinh hoạt khoa học kỹ thuật định kỳ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến trong khám chữa bệnh, Khuyến khích tham gia hội nghị, hội thảo cập nhật kiến thức chuyên môn. Tạo điều kiện, cử nhân sự đi học các khóa ngắn hạn, dài hạn trong nước và nước ngoài.

 

  1. Xây dựng quy trình, quy chế, giám sát.

– Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc báo cáo tự nguyện các sự cố y khoa liên quan sai sót trong chẩn đoán, đặc biệt là các sự cố suýt xảy ra (near miss – NC0). Học hỏi, họp rút kinh nghiệm từ các tình huống đã xảy ra/có nguy cơ xảy ra, đặc biệt chú ý tìm những lỗi sai hệ thống.

 

 

 

– Ban hành quy trình khám mắt, các quy trình kỹ thuật, quy trình hội chẩn nội viện, liên viện và đảm bảo nhân viên y tế nghiêm túc thực hiện. 

– Thực hiện giám sát định kỳ và đột xuất các quy trình kỹ thuật thực hiện thường xuyên tại bệnh viện Mắt, giám sát tuân thủ chẩn đoán, phác đồ điều trị.

  1. 4. Tăng cường giao tiếp và làm việc nhóm giữa các nhân viên y tế với nhau hiệu quả.

– Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả giữa các nhân viên y tế với nhau giúp đảm bảo rằng mọi thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề chẩn đoán không bị bỏ sót, không bị hiểu nhầm trong suốt quá trình khám chữa bệnh; đặc biệt là những lưu ý trong cận lâm sàng, hội chẩn. 

  1. Cải tiến công nghệ thông tin:

– Ứng dụng Công nghệ thông tin trong các hoạt động giám sát và kiểm tra  nhằm tăng hiệu quả lưu trữ và hạn chế sai sót, thiếu thông tin.

– Tăng cường hệ thống ghi chép hồ sơ bệnh án điện tử: Hệ thống ghi chép hồ sơ bệnh án điện tử giúp lưu trữ và quản lý thông tin y tế của người bệnh một cách hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ mất mát hoặc sai sót thông tin có thể ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán. Chẩn đoán chính xác và kịp thời đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa người bệnh, người thân, người chăm sóc, nhân viên y tế, lãnh đạo, bộ phận ban hành chính sách và quy trình.Vì vậy, mỗi cá thể đều cần hiểu vai trò của mình, góp phần tham gia, góp ý kiến vào quá trình chẩn đoán để cải thiện và nâng cao chất lượng chẩn đoán.