GÂY TÊ CẠNH NHÃN CẦU

Gây tê cạnh nhãn cầu là kỹ thuật tiêm thuốc tê vào hốc mắt bên ngoài chóp cơ, xa thị thần kinh, xa nhãn cầu, màng cứng, lỗ thị giác. Hai vị trí tiêm áp dụng là điểm nối giữa 1/3 trong và 2/3 ngoài của bờ trên xương hốc mắt và điểm tiếp nối giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong của bờ dưới xương của hốc mắt. Trong gây tê cạnh nhãn cầu, thuốc tê sẽ ngấm trực tiếp lên các tận cùng thần kinh và các thân thần kinh quanh nhãn cầu giúp gây ức chế cảm giác đau và ngưng vận động nhãn cầu.

Ưu điểm gây tê cạnh nhãn cầu:

  • Kỹ thuật gây tê đơn giản, dễ thực hiện.
  • Hiệu quả gây tê tốt.
  • Giảm đau tốt.
  • Giảm vận động nhãn cầu nhanh.
  • Giá thành thấp.

Nhược điểm gây tê cạnh nhãn cầu:

  • Nguy cơ tiêm nhầm vào mạch máu hoặc nhãn cầu (đặc biệt khi trục nhãn cầu trên 26mm).
  • Có thể gây tăng nhãn áp nếu tiêm lượng thuốc tê lớn.
  • Gây đau hơn nếu so với gây tê dưới bao tenon.

Theo dõi tai biến và xử lý :

  • Tiêm nhầm vào mạch máu: Thực hiện cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn như trường hợp ngộ độc thuốc tê.
  • Tụ máu tại vị trí tiêm: xử lý bằng cách đè áp lực nhẹ lên vùng kết mạc bị phù để tránh tình trạng phù nề lan tỏa ra xung quanh.
  • Tụ máu hốc mắt: Hoãn phẫu thuật và điều trị như chấn thương mắt đụng dập.
  • Chọc kim vào nhãn cầu: Hoãn phẫu thuật và điều trị như chấn thương xuyên nhãn cầu.

Để hạn chế tối đa các tai biến, khoa GMHS thường xuyên tập huấn, cập nhật kỹ thuật gây tê vùng mắt cho KTV nhằm hướng tới mục tiêu: AN TOÀN PHẪU THUẬT – BỆNH NHÂN HÀI LÒNG

Dưới đây là bài giảng chi tiết về Kỹ thuật gây tê cạnh nhãn cầu.Gay te Canh Nhan Cau-LCD